Dưỡng tóc với các loại tinh dầu thiên nhiên
Cho rằng các nguyên liệu làm đẹp từ thiên nhiên vô hại, nhiều chị em đua nhau chuyển sang xu hướng dưỡng tóc bằng các loại dầu dừa, dầu ô liu, dầu cám gạo, dầu hạt vừng, dầu nho… Không phủ nhận công dụng và các lợi ích của tinh dầu thiên nhiên là hỗ trợ cho việc kích thích tóc dày khỏe, giảm khô và chẻ ngọn. Nhưng nếu lạm dụng và dùng không đúng cách thì tinh dầu chính là nguyên nhân tăng độ dầu, làm tóc bị bết nhanh, thu hút sự tấn công của của vi khuẩn gây hại cho tóc và da đầu, bám bụi và sinh ra gàu thậm chí gây bít nang tóc và làm tóc rụng nhiều hơn. Hầu hết các chuyên gia về tóc sẽ khuyên bạn, chỉ nên massage với tinh dầu và cần xả sạch bằng nước ấm sau khi sử dụng để đảm bảo tóc được sạch phần chân mà vẫn hấp thu được dưỡng chất, hạn chế tình trạng rụng tóc.
Ủ tóc với các hỗn hợp tự làm tại nhà
Không khó để bạn có thể tự tìm được một công thức làm mặt nạ dưỡng tóc với các thành phần thiên nhiên tại nhà mà không tốn quá nhiều thời gian và chi phí. Chính điều đó, không ít chị em đã hình thành thói quen làm thật nhiều và ủ thật lâu, thói quen này sẽ làm tóc bị “bội thực” khiến tóc bị bết dầu, mất đi độ bồng bềnh và sinh thêm gàu ở chân tóc. Chưa kể đến, việc không nắm rõ đặc tính và tình trạng tóc của mình mà chỉ áp dụng theo hướng dẫn chung khiến cho tình trạng tóc không được cải thiện mà còn trở nên tệ hơn. Lời khuyên cho bạn là hãy tìm hiểu kỹ đặc tính tóc của mình, chọn nguyên liệu kỹ lưỡng và chỉ áp dụng từ 1-2 lần/ tuần và trong khoảng từ 20-40 phút/ lần.
Hiểu sai về cơ chế gây rụng tóc
Không có một người phụ nữ nào có thể ngồi yên trước tình trạng tóc mình ngày một mỏng và rụng, cho dù đó là rụng theo vòng tuần hoàn sinh trưởng. Nhưng cũng vì không hiểu rõ cơ chế thật sự gây rụng tóc khiến tóc ngày càng rụng dù đã áp dụng rất nhiều giải pháp.
Một phát hiện gần đây của các chuyên gia Đại học Oxford (Anh) sẽ giúp bạn hiểu rõ được cơ chế rụng tóc và có giải pháp hoàn hảo cho mái tóc của chính mình. Bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ khi cơ chế thật sự gây rụng tóc ở nữ giới là do “sự suy giảm hoạt động của kênh Potassium trong nang tóc”.
Khi kênh Potassium suy yếu sẽ dẫn đến tình trạng rụng tóc ở nữ giới.
Với vai trò là những đường dẫn ion giúp vận chuyển chất dinh dưỡng đến màng tế bào nang tóc, kênh Potassium suy giảm hoạt động sẽ là thủ phạm “ẩn sâu” gây nên tình trạng nang tóc không nhận được chất dinh dưỡng. Hệ quả nang tóc sẽ bị co rút lại, sợi tóc yếu dần và rụng, thậm chí không thể tái tuần hoàn vòng sinh trưởng của tóc.
Còn ở nam giới, thủ phạm chính gây rụng tóc lại chính là sự dư thừa DHT. Đây là hormone do testosterone chuyển hóa thành. Quá trình này nếu xảy ra quá mức sẽ khiến lượng DHT trở nên dư thừa. Khi đó, lượng DHT dư thừa sẽ tích tụ ở nang tóc, làm nang tóc bị bít nghẽn, không lấy được dưỡng chất và dần dần co lại. Hệ quả là sợi tóc sẽ mỏng, yếu và rụng.
Hiểu rõ về cơ chế rụng tóc sẽ giúp bạn chọn đúng sản phẩm ngăn rụng tóc chuyên biệt, phù hợp dành cho bản thân, tránh được những giải pháp không tận gốc, kém hiệu quả.