Cứ 1000 công dân Hàn Quốc, có tới 16 người đã ít nhất một lần đi sửa sắc đẹp và đây là tỷ lệ cao nhất thế giới. Người dân xứ Hàn ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội có một niềm tin gần như vô bờ bến vào các vị bác sĩ thẩm mỹ. Họ luôn sẵn sàng làm đủ kiểu: sửa mũi, sửa cầm, mổ mí mắt, chỉnh gò má, căng gia mặt, mài bớt chiếc cầm quá nhọn, độn thêm một chút mỡ cho khuôn mặt thêm đầy đặn.
Có một số giải thích cho rằng, từ sau khủng hoảng tài chính năm 1997 người Hàn Quốc ngày càng cho rằng xinh đẹp là chìa khóa dẫn đến thành công và danh vọng. Kể từ đầu những năm 2000 phụ nữ Hàn Quốc không ngại tốn kém để tạo cho mình một diện mạo dễ coi, dễ mến. Đây là một lợi thế quan trọng khi đi xin việc làm. Thậm chí nhiều người đã đầu tư bằng cách đi sửa sắc đẹp trước khi gửi đơi xin tìm việc vì họ tin rằng, với một cái cầm tròn trĩnh, đều đặn có đường cong như chữ S hay chữ V gì đó thì họ sẽ dễ thuyết phục người tuyển dụng nhân viên hơn.
Những cô gái Hàn Quốc xinh xắn phần nhiều nhờ vào phẫu thuật thẩm mỹ.
Các cô gái tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ không chỉ với mong muốn xinh đẹp hơn còn muốn tìm được việc làm tốt hơn.
Sau khi phẫu thuật thẩm mỹ, các cô gái đều sở hữu một khuôn mặt gần như giống hệt nhau. Đó là khuôn mặt được “đúc” hoàn hảo theo hình mẫu mà người Hàn cho là lý tưởng với mắt to, khóe mắt dài, mũi cao, cánh mũi bé, miệng nhỏ, cằm v-line và khuôn má đầy đặn.
Và từ đó, một vấn đề nảy sinh đó là cả nghìn người cùng một khuôn đúc phẫu thuật nên cả nghìn người ấy đều có khuôn mặt chẳng khác nhau là mấy.
Cũng vì chạy theo phẫu thuật thẩm mỹ theo chuẩn đẹp chung, nhiều cô gái Hàn Quốc có gương mặt không khác gì nhau.
Các cô gái Hàn giống nhau từ hàng lông mày, chiếc cằm nhọn đến đôi mắt dài, bọng mắt to...
Ai nghĩ rằng đây là hai cô gái khác nhau?
Những cô gái sở hữu khuôn mặt búp bê giống hệt nhau sau phẫu thuật còn được cư dân mạng xứ Hàn gọi bằng một cái tên chung là “Gangnam unnie” (chị gái Gangnam). Cái tên này xuất phát từ khu vực giàu có Gangnam ở thủ đô Seoul, nơi mà những trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ mọc lên như nấm. Và người ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp ở đây rất nhiều người phụ nữ ăn mặc sang chảnh với khuôn mặt như vừa được nhân bản.
Gương mặt phụ nữ Hàn đang theo chuẩn chung có tên gọi là "Gangnam Unnie".
Đó là gương mặt như búp bê sáp.
Thậm chí nhiều nhà xã hội học đã lên án cách phẫu thuật thẩm mỹ theo trao lưu này bằng các bức tranh biếm họa.
Hãy nhìn các cô gái Hàn này, họ xinh đẹp nhưng chẳng ai mang nét đẹp riêng mà họ đều na ná như nhau.
Bác sĩ Kim, giám đốc của một trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ ở Apgujeong-dong, Seoul cho biết: “Các cô gái đến đây sẵn sàng làm nhiều ca phẫu thuật để thay đổi toàn diện khuôn mặt của họ thay vì chỉ làm những tiểu phẫu nhỏ. Thường thì để khuôn mặt được thay đổi họ sẽ phải trải qua các ca phẫu thuật cắt khóe mắt, cắt mí, nâng mũi, làm nhỏ cánh mũi, gọt cằm, làm đầy má, thêu lông mày…
Các khách hàng của tôi thường không thích phẫu thuật để được giống một người nổi tiếng nhất định nào đó mà phần đông chỉ đơn giản là muốn mình đẹp lên. Và vì “chuẩn” đẹp nói chung của người Hàn khá hẹp nên các cô gái sau khi phẫu thuật trông giống chị em thất lạc cũng là điều dễ hiểu”.
Điều nghịch lý là cho dù xã hội Hàn Quốc đã khá cởi mở với phẫu thuât thẩm mỹ và coi nó như một phần của văn hóa, nhưng phần đông người Hàn vẫn tỏ ra dị ứng và thường có ý mỉa mai những khuôn mặt đẹp nhân bản của các “Gangnam unnie”.
Bằng chứng rõ ràng nhất là các nữ nghệ sĩ Hàn Quốc nghiện “dao kéo”. Họ hẳn đều đã phải quen với việc bị la ó bởi những lời bình luận gay gắt như: “Thật hài hước, trông cô ta chẳng khác gì các Gangnam unnie”, “Nghệ sĩ Hàn chắc toàn chị em sinh đôi cùng trứng cả”.
Tuy nhiên dù có lên án các chị gái Gangnam như thế nào đi nữa nhưng phần đông phụ nữ Hàn Quốc ở các thành phố lớn vẫn chẳng thể dừng được ham muốn sở hữu khuôn mặt hoàn hảo.