Chàng trai người Thái Lan có tên Damned đã quay clip cận cảnh chiếc mũi bị hỏng của mình sau 3 năm thực hiện cuộc phẫu thuật thẩm mỹ độn bằng silicon. Miếng độn silicon của Dammed nhô một phần nhỏ ra khỏi chiếc mũi, nó đã đâm thủng phần cả phần da gần chóp mũi chàng trai này, trông rất đáng sợ. Damned cho rằng nhìn nó cứ như một cái mụn mủ “khổng lồ” đang chiếm gần hết diện tích chiếc mũi của anh.
Dammed và chiếc mũi lồi miếng độn silicon ra ngoài.
Cùng với việc quay clip công bố hình ảnh thất bại sau thẩm mỹ của mình, Dammed cũng chia sẻ rằng, thẩm mỹ giống như một đồng xu, có cả mặt tốt và mặt xấu. Khi thực hiện “tân trang” nhan sắc anh chỉ nhìn về khía cạnh tích cực của việc làm này mà không nghĩ đến hậu quả có thể gặp phải về lâu dài. Sau ba năm làm mũi, silicon nhô ra và có dấu hiệu phình to, điều này vừa ảnh hưởng đến diện mạo lẫn sức khỏe của anh. “Trước khi làm mũi hay bất cứ chỗ nào trên cơ thể, các bạn nên cân nhắc thật kĩ, chỉ thực hiện khi đủ điều kiện: an toàn và đảm bảo có bác sĩ giỏi phẫu thuật. Hãy nhìn vào tôi ngày hôm nay” – Damned nhấn mạnh.
Độn silicon đã đâm thủng cả da đầu mũi anh và ngày càng to dần.
Việc nâng mũi ngày nay chỉ được coi là tiểu phẫu và nó nằm trong số những phẫu thuật thảm mỹ đơn giản nhất. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải biết được những hậu quả có thể xảy ra với việc nâng mũi.
Hiện nay, mọi người thường chọn việc nâng mũi bằng sụn tai với ý nghĩ sụn tai sẽ thích hợp với cơ địa của chúng ta hơn là silicon, nhưng không phải như vậy. Ngay cả việc nâng mũi bằng sụn tai cũng có những nguy cơ tiềm ẩn:
1. Hoại tử các mô cơ
Khi phẫu thuật nâng mũi, bác sĩ thường phải kết hợp sụn tai với chất liệu trơ khác như silicon. Khả năng mảnh sụn co sau một thời gian phẫu thuật là khó tránh khỏi. Khó khăn của phương pháp này là việc tạo dáng cho mũi từ các mảnh xương sụn. Tuy nhiên, loại xương này không bị thay đổi hình dáng theo thời gian. Kỹ thuật này chủ yếu áp dụng cho người phương Tây vì các chất liệu silicon bị cấm sử dụng trong nâng mũi ở một số nước châu Á. Khi được đưa vào cơ thể, silicon dễ gây biến chứng không mong muốn cho phái đẹp.
Tại Việt Nam, tuy bị cấm nhưng silicon vẫn được dùng trong phẫu thuật thẩm mỹ ở các cơ sở không chuyên nghiệp. Khi được đưa vào cơ thể, chất liệu này có thể gây hoại tử các tế bào ở mũi và lan ra những cơ quan xung quanh.
2. Mũi cong vẹo, lung lay
Cong vẹo hay lung lay là những biến chứng thường gặp sau khi nâng mũi. Nếu không được đặt đúng chỗ và bám chắc vào xương, miếng sụn tai sẽ khiến sống mũi dễ bị lệch sau khi phẫu thuật. Ngoài ra, va chạm mạnh ở mũi trong khi rửa mặt cũng là nguyên nhân khiến mũi cong vẹo. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn dẫn đến tình trạng đau nhức, nhất là làm ảnh hưởng đến chức năng của mũi.
3. Nhiễm trùng
Bất kỳ hình thức phẫu thuật thẩm mỹ nào đều ẩn chứa nguy cơ nhiễm trùng cao. Đặc biệt khi lấy sụn tai để nâng mũi, cả hai cơ quan này đều có thể cùng lúc mắc những triệu chứng như sưng đau, đỏ, viêm, tiết mủ, thậm chí có thể bị sốt. Nếu không biết cách chăm sóc và bảo vệ tốt sau phẫu thuật, phái đẹp có thể phải chịu hệ quả nhiễm trùng đau đớn.
4. Thủng đầu mũi
Thủng đầu mũi là tình trạng xảy ra khi miếng sụn tai được đưa vào quá dài so với sống mũi, khiến đầu mũi bị căng và thủng. Biến chứng này không chỉ khiến bệnh nhân đau nhức, chảy máu mà còn dễ dẫn đến hoại tử mũi. Trong trường hợp đó, miếng sụn tai cần phải được lấy ra càng sớm càng tốt để tránh gây ảnh hưởng những cơ quan xung quanh. Ngoài ra, các nàng còn có thể bị lộ sống mũi nếu miếng sụn tai đặt quá cao so với sống mũi vốn có, hoặc da quá mỏng cũng là nguyên nhân gây nên biến chứng như vậy. Tình trạng này không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn khiến chức năng của mũi ảnh hưởng.