Thay vì chạy bộ hoặc lựa chọn tham gia các bộ môn đốt calo mạnh, nhiều người lại lựa chọn việc đi bộ mỗi ngày như một phương pháp để giảm mỡ bụng và đốt cháy calo. Tuy nhiên, bạn có bao giờ nghĩ rằng bcách bạn đi bộ có thể khiến đôi chân của bạn to lên thay vì thon gọn như bạn nghĩ?
Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa “đi bằng chân” và “đi bằng hông”. Tư thế đi bộ đúng không chỉ giúp đôi chân đẹp hơn về lâu dài, giảm mỡ bụng mà còn cải thiện tư thế của bạn thêm đẹp hơn.
Sự khác biệt giữa đi bằng chân và đi bằng hông là gì?
Trên thực tế không nhiều người có thể phân biệt được cách “đi bằng chân” hoặc “ đi bằng hông”, hai cách đi bộ này hoàn toàn không giống nhau khi bạn sử dụng các nhóm cơ khác nhau ở phần chân và đùi.
Đi bộ bằng chân là khi bạn chủ yếu sử dụng nhóm cơ ở phần bắp chân và bàn chân của bạn để di chuyển, khi bạn sử dụng các nhóm cơ này, phần bắp chân của bạn sẽ săn chắc và đồng thời trở nên to hơn vì bạn luôn sử dụng cơ bắp chân để nâng đỡ và đẩy cơ thể.
Khi đi bộ bằng hông là khi bạn sử dụng sức mạnh ở phần hông và đùi để đẩy cơ thể đi về phía trước. Phương pháp đi bộ này có thể làm cho hông và đùi của bạn duyên dáng hơn. Đi bộ bằng mông có thể tránh được vấn đề này và tạo thêm áp lực lên mông và đùi, điều này không chỉ làm giảm gánh nặng cho bắp chân mà còn làm cho đường mông săn chắc và căng tròn hơn.
Sự khác biệt khi đi bộ bằng chân (trái) và đi bộ bằng hông (phải).
Lợi ích của việc đi bộ là gì? Bạn nên thực hiện bao nhiêu bước mỗi ngày?
Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đi bộ có thể giúp đốt cháy mỡ thừa toàn thân bao gồm cả mỡ thừa vùng bụng. Nhờ việc đi bộ nhiều người không chỉ có đôi chân thon gọn mà mỡ bụng cũng được giảm thành công. Việc đi bộ cũng mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và tinh thần.
Đốt cháy calo: Đi bộ giúp đốt cháy calo, góp phần tạo ra sự thâm hụt calo cần thiết để giảm cân. Số calo đốt cháy phụ thuộc vào cân nặng, tốc độ đi bộ và thời gian đi bộ.
Tăng cường trao đổi chất: Đi bộ giúp cải thiện tốc độ trao đổi chất của cơ thể, giúp tiêu hao năng lượng hiệu quả hơn ngay cả khi nghỉ ngơi.
Giảm mỡ bụng: Hoạt động đi bộ đều đặn có thể giúp giảm mỡ bụng, một yếu tố nguy cơ đối với nhiều bệnh tật, bao gồm bệnh tim và tiểu đường.
Trong một nghiên cứu nhỏ, những phụ nữ có cơ thể tròn trịa nếu đi bộ từ 50–70 phút ba lần mỗi tuần trong 12 tuần có thể giảm chu vi vòng eo và lượng mỡ cơ thể trung bình. Một nghiên cứu khác phát hiện rằng những người tuân theo chế độ ăn kiểm soát calo và đi bộ 1 giờ 5 lần mỗi tuần trong 12 tuần đã giảm được số đo vòng eo cũng như giảm nhiều mỡ cơ thể hơn so với những người chỉ tuân theo chế độ ăn uống.
Bên cạnh đó, trong nhiều năm gần đây đi bộ 10.000 bước mỗi ngày đã trở thành một khuyến nghị phổ biến được sử dụng để thúc đẩy hoạt động thể chất thường xuyên. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của BBC đã chỉ ra rằng đi bộ khoảng 8.000 bước mỗi ngày rất có lợi nếu bạn muốn giữ sức khỏe. Vì vậy, bạn không cần quá ám ảnh với mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày, điều quan trọng là duy trì thói quen tập thể dục đều đặn và thay đổi thói quen ngồi lâu, bạn sẽ thấy không chỉ cơ thể mình sẽ khỏe mạnh hơn mà tâm trạng của bạn cũng sẽ trở nên tốt hơn.
Tư thế đi bộ đúng cách giúp giảm cân hiệu quả và có đôi chân thon gọn
Tuy nhiên, không phải cứ đi bộ là có thể giảm được mỡ bụng. Cần phải thực hiện đi bộ đúng cách và cần kiên trì thực hiện trong một thời gian dài mới có thể mang đến hiệu quả tích cực nhất. Nếu chỉ tập luyện ít ngày và thường xuyên ngắt quãng thì hiệu quả sẽ không cao.
Tư thế đi bộ đúng cách đòi hỏi sự chú ý từ đầu đến chân. Ngay cả khi bạn không phải là người mẫu cần bước đi trên sàn catwalk, việc đi đúng tư thế sẽ giúp ích cho toàn bộ cơ thể. Hình dạng được điều chỉnh tốt.
1. Đầu và vai: Khi đi phải giữ đầu thẳng, nhìn thẳng về phía trước, không nhìn xuống đất. Vai của bạn phải được thư giãn một cách tự nhiên, đừng nhún vai.
2. Ngực và lưng: Giữ thẳng ngực và bụng thẳng, không khom lưng. Điều này làm cho toàn bộ cơ thể của bạn ổn định hơn.
3. Mông và đùi: Sử dụng sức mạnh của mông và đùi để đẩy cơ thể khi đi bộ, thay vì chỉ dựa vào bắp chân. Bạn có thể tưởng tượng rằng bạn sử dụng hông để đẩy theo từng bước.
4. Đầu gối và bàn chân: Đầu gối phải cong tự nhiên, không bị cứng. Mỗi bước nên được thực hiện bằng gót chân trước tiên, sau đó chuyển sang phần mu bàn chân và cuối cùng là ngón chân.