Gây khó tiêu
Sữa chua vốn được biết đến như thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ ra rằng trong sữa chua trên thị trường hiện nay thường có chứa đường lactose, một loại protein khó tiêu hóa trong cơ thể. Với những người không dung nạp được lactose hoặc những người gặp vấn đề về tiêu hóa, nếu ăn quá nhiều sữa chua mỗi ngày có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn, hoặc tiêu chảy…
'Hư hại' cơ thể vì ăn nhiều sữa chua |
Khiến bệnh đau dạ dày thêm trầm trọng
Sữa chua rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được, nhất là đối với những người bị đau dạ dày hoặc có vấn đề về đường ruột. Khi ăn quá nhiều sữa chua sẽ khiến a-xít dịch vị tăng quá mức, ảnh hưởng đến dạ dày, từ đó làm bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường, xơ cứng động mạch, viêm túi mật và viêm tuyến tụy cũng không nên ăn bởi sữa chua có đường.
Gây béo phì
Mặc dù sữa chua có tác dụng cân bằng trọng lượng cơ thể, nhưng đó là trong trường hợp chúng ta ăn một lượng vừa phải để kích thích tiêu hóa. Trong trường hợp ăn quá nhiều sữa chua thì lại có thể gây ra béo phì, bởi trong thành phần của các loại sữa chua hiện nay có chứa khá nhiều đường, nếu lạm dụng sữa chua trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ khiến lượng đường trong cơ thể tăng quá mức cần thiết. Thế nên với những ai có vấn đề về cân nặng thì nên chọn cho mình loại sữa chua ít đường, hoặc không đường để tránh những nguy hại đến sức khỏe cơ thể.
Ăn quá nhiều sữa chua có thể gây ra béo phì |
Ăn sữa chua đúng cách
Các chuyên gia khuyến cáo, người khỏe mạnh mỗi ngày chỉ nên ăn 100 - 250g sữa chua (tương đương 1 - 2 hộp). Đặc biệt, không ăn sữa chua lúc bụng đói, bởi đó là lúc độ chua của dịch dạ dày cao nhất, sẽ tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có ích trong sữa chua. Tốt nhất là nên ăn sữa chua khoảng 1 - 2 giờ sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Như vậy, sữa chua sẽ giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn mà lại tránh được nguy cơ béo phì.
Theo songkhoe.vn
Có thể bạn quan tâm: