Coi thường nhịp sinh học của cơ thể
Làm đêm ngủ sáng và thường xuyên bỏ các giấc ngủ trưa, sẽ dễ khiến bạn lâm vào tình trạng rối loạn sinh học. Thông thường, đồng hồ sinh học sẽ có chức năng báo cho chúng ta biết khi nào chúng ta cần phải ngủ và khi nào cần phải tỉnh táo trong vòng 24 giờ.
Tập thể dục gần giờ đi ngủ
Các chuyên gia cho biết, việc tập thể dục sớm hơn vào ban ngày chắc chắn sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm, nhưng tập thể dục quá gần giờ đi ngủ có thể làm tăng thân nhiệ, điều đó khiến bạn khó ngủ hơn, đặc biệt với những ai đã mắc hội chứng này trước thì nên tránh".
(Ảnh minh họa, nguồn Internet)
Ăn no trước khi đi ngủ
Theo Hrayr Attarian, giáo sư về thần kinh học, đồng tác giả của sách Nghiên cứu sức khoẻ Phụ nữ và Giấc ngủ cho biết, khẩu phần ăn không hợp lý trước khi đi ngủ sẽ phá vỡ nhịp sinh học của chúng ta. Quan trọng chính là phải hạn chế chất béo, nếu có muốn ăn để bớt đói thì ăn nhẹ, với nhiều rau xanh, nhiều chất xơ, khi ấy bạn sẽ dễ chìm vào giấc ngủ ngon và hiệu quả hơn.
Tăng nhiều giấc ngủ ngắn trong ngày
Sau một ngày mệt mỏi, chắc hẳn sẽ có những lúc bạn ngủ gật, hoặc có nhiều giấc ngủ ngắn như sau khi ăn trưa hoặc ăn tối. Việc chia ra quá nhiều giấc ngủ ngắn trong ngày, sẽ khiến bạn thật khó có thể ngủ sâu vào giờ ngủ chính thức. Do đó, việc bạn vật vờ vào sáng hôm sau cũng là điều dễ hiểu.
Sinh hoạt không điều độ
Cuộc sống của chúng ta luôn vận hành theo một nhịp độ hàng ngày theo một chu kì đều đặn. Nếu bạn không thể ngủ vào một khung giờ cố định mỗi đêm, bạn sẽ phá vỡ nhịp độ này và sẽ gây ra hiện tượng lờ đờ, mệt mỏi.
(Ảnh minh họa, nguồn Internet)
Phòng ngủ bừa bộn
Theo các nhà nghiên cứu cho rằng, phòng ngủ bề bộn khiến bạn ngủ không ngon, vì luôn có cảm giác vẫn chưa hoàn thành xong các công việc trong ngày.
Thay vào đó, phòng ngủ sạch sẽ và ga trải giường mới tinh kích thích bạn đi ngủ sớm hơn và ngủ ngon giấc hơn. Vì vậy, hãy luôn dọn dẹp và lau chùi phòng ngủ, để có một giấc ngủ sâu