Cận cảnh quá trình tiêm filler biến đôi môi mỏng, kém thu hút thành đôi môi căng đầy, quyến rũ
1. Những kiểu tiêm môi hot nhất
Hưởng ứng trào lưu "môi tều" do Kylie Jenner khởi xướng, hàng loạt hot girl đình đám châu Á như Lily Maymac cho đến các hot girl Việt đều thay đổi cách trang điểm, thoa son sao cho đôi môi trông đầy đặn nhất có thể.
Và khi việc trang điểm là không đủ để mang đến làn môi căng mọng như ý muốn, nhiều cô nàng đã nhờ cậy đến phương pháp tiêm filler (chất làm đầy).
Kiểu 1: Chỉ đơn giản là làm dày môi!
Tiêm làm dày môi, tăng kích thước môi là phương pháp tiêm filler môi thông dụng nhất. Đây là cách nhanh chóng, nhẹ nhàng để người sở hữu làn môi mỏng có thể cải thiện kích thước môi của mình.
Tuy nhiên, để kết quả được tự nhiên nhất có thể, người ta thường chọn cách tiêm nhiều lần vào các thời điểm khác nhau để tăng kích cỡ môi một cách từ từ.
Bạn được toàn quyền quyết định phần môi mình muốn tiêm, môi trên hoặc môi dưới hoặc cả hai. Tùy thuộc vào dáng môi bạn muốn, như môi trên hơi vén hay dày hơn ở phần giữa môi, bác sĩ sẽ biết điều chỉnh cách tiêm để mang đến kết quả chuẩn xác nhất.
Giá tham khảo: Giá một lần tiêm filler làm dày môi phụ thuộc vào thể tích (cc) lượng filler mà bạn sử dụng. Thông thường, 1 ca tiêm cho cả môi trên lẫn môi dưới sẽ dùng hết khoảng 1cc Restylane hoặc Juvederm. Giá của cả 2 loại filler này rơi vào khoảng 10 triệu VNĐ cho 1cc.
Kiểu 2: Môi phải hình trái tim mới đúng chuẩn!
Bên cạnh làn môi đầy đặn, căng mọng, nhiều cô nàng còn muốn có được làn môi trái tim vừa sexy lại vừa dễ thương. Đôi môi được gọi là môi trái tim khi góc môi sát nhân trung và viền dưới của phần giữa môi trên tạo nên một hình trái tim hoàn hảo.
Bác sỹ thẩm mỹ có thể tạo hình môi trái tim bằng cách tiêm filler (thường là Restylane) tập trung vào khu vực giữa môi trên.
Tuy nhiên, cách này chỉ cho kết quả tương đối. Nếu muốn có đôi môi trái tim rõ rệt, bạn sẽ phải nhờ cậy đến phương pháp phẫu thuật cắt môi trái tim.
Giá tham khảo: khoảng 9 triệu VNĐ/lần.
Kiểu 3: Khóe môi cười cho cô nàng u buồn
Những người có khóe miệng hướng lên khi cười trông tươi tắn hơn hẳn. Đổi lại, những người có khóe miệng hướng xuống dưới hoặc sang ngang thường trông buồn bã hơn.
Để khắc phục khóe miệng "buồn bã", bạn có thể nhờ cậy đến phương pháp tiêm filler tạo khóe môi cười với filler có nguồn gốc Acid Hyaluronic hoặc botox.
Trường hợp sử dụng filler có nguồn gốc AH, cụ thể là Restylane, bác sỹ sẽ tiến hành tiêm vào mỗi bên khóe miệng với kỹ thuật tiêm rẻ quạt (tiêm chĩa về nhiều hướng) để "kéo" khóe miệng lên, tạo hiệu ứng khóe môi cười.
Cách thứ hai là sử dụng botox, loại filler có tác dụng làm thư giãn các cơ co rút. Ở khóe miệng chúng ta có một loại cơ gọi là cơ hạ góc miệng đi từ khóe miệng xuống hàm dưới. Khi một lượng botox nhỏ được tiêm vào cả hai bên miệng, nơi cơ hạ góc miệng gặp hàm dưới, cơ này sẽ bị "khóa", làm khóe miệng hướng lên trên.
Giá tham khảo: khoảng 10 triệu VNĐ/lần.
2. Quy trình tiêm filler làm đầy môi
Bước 1: Gây tê
Hai phương pháp gây tê phổ biến là thoa kem gây tê lên môi hoặc tiêm thuốc tê vào lợi. Sau vài phút, môi bạn sẽ mất cảm giác và sẵn sàng để được tiêm. Bên cạnh đó, một liều thuốc giảm đau có thể sẽ được mix vào cùng với filler trong quá trình tiêm và nó sẽ có tác dụng tức thì ngay khi mũi tiêm bắt đầu tiếp xúc với da môi của bạn.
Bước 2: Tiêm filler
Loại kim tiêm thông dụng nhất được dùng để tiêm filler môi hiện nay là kim tiêm cannula với kích cỡ đầu kim siêu nhỏ. Hướng tiêm, vị trí đưa mũi tiêm tùy thuộc vào kiểu dáng môi bạn lựa chọn và cung cách riêng của từng bác sỹ.
Sau mỗi mũi tiêm, bác sỹ có thể nắn nhẹ môi bạn để đảm bảo filler được phân bố thật đều, ngăn tình trạng nổi cục.
Bước 3: Kết thúc quá trình
Sau khi quá trình tiêm đã hoàn tất, bạn sẽ được massage môi nhẹ nhàng và chườm đá trong khoảng 10 phút.
3. Các chất làm đầy an toàn
Hiện nay trên thị trường tồn tại nhiều sản phẩm trôi nổi kém chất lượng, bị pha tạp chất. Nếu chúng ta không để ý mà tiêm vào môi thì hậu quả sẽ vô cùng kinh khủng! Vậy nàng hãy ghi nhớ những chất tiêm an toàn dưới đây và kiểm tra kỹ trước khi tiến hành quá trình nhé.
Những chất làm đầy (filler) được sử dụng phổ biến trong công nghệ tiêm thẩm mỹ môi hiện đại đều được làm từ Acid Hyaluronic (AH), một chất tự nhiên có trong cơ thể người. Vì là một chất mà cơ thể người có thể tự nhiên sản sinh ra nên khi ta tiêm AH vào môi, cơ thể ta sẽ dễ dàng tiếp nhận nó mà không có phản ứng tiêu cực nào.
2 loại filler có nguồn gốc AH được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Juvederm và Restylane. Cả 2 loại filler này đều đã được kiểm định và công nhận bởi FDA (Cục quản lý thực phẩn và dược phẩm Hoa Kỳ). Vì một số đặc tính khác nhau mà từng loại filler sẽ được sử dụng cho từng trường hợp cụ thể:
- Restylane có chất gel đặc hơn Juvederm, cho khả năng giữ form khá hơn cùng với độ cố định và độ nâng tốt hơn. Bởi vậy mà Restylane tỏ ra thích hợp hơn để tiêm vào khu vực viền và khóe môi.
- Juvederm có chất gel mềm mại hơn và có khả năng dàn trải, phân bố tốt hơn vào các mô khi được tiêm vào môi. Nhờ vậy, Juvederm rất thích hợp để tiêm làm dày môi, tăng kích cỡ môi nói chung và cho kết quả tự nhiên.