Dù vậy tôi vẫn lo lắng khi chưa thấy dấu hiệu của kinh nguyệt. Không biết tôi có vấn đề gì không? Tôi chỉ lo ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Xin bác sĩ cho lời khuyên. (Minh Nguyệt)
Ảnh minh họa: Theglobeandmail.com. |
Trả lời:
Tình trạng bị mất kinh kéo dài như của bạn trong đông y gọi là bế kinh. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ diễn ra khoảng mỗi tháng một lần. Tuy nhiên, có những người lại đi theo chu kỳ riêng (2 tháng thấy kinh 1 lần gọi là tính nguyệt, cứ 3 tháng 1 lần gọi là cự nguyệt, nếu 1 năm 1 lần gọi là tỵ niên, có người không có kinh mà vẫn có con gọi là ám kinh, có người đã mang thai mà đến kỳ kinh vẫn ra ít máu, song thai nhi vẫn phát triển bình thường gọi là ích kinh).
Vô kinh cũng là một hiện tượng không hiếm gặp ở phụ nữ. Trong đó có hai dạng, vô kinh nguyên phát (đến tuổi trưởng thành mà không có kinh) và vô kinh thứ phát (có kinh rồi mất - hay còn gọi là bế kinh). Riêng chứng vô kinh nguyên phát cần đến ngay bệnh viện khám để tìm nguyên nhân, sau đó mới nên cân nhắc là chữa trị theo đông y hay tây y.
Về vô kinh thứ phát (bế kinh), nguyên nhân là huyết bị hư tổn, đàm thấp, huyết ứ, bế tắc kinh mạch. Các trường hợp bế kinh có thể thuộc hai dạng. Một là thể khí huyết hư nhược: kinh nguyệt ít, màu nhạt, ăn kém, hồi hộp. Hai là thể khí trệ huyết ứ: bụng dưới đau, thần trí uất ức, sắc mặt tối, ngực sườn đau.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, có thể do những xáo trộn về tâm lý, sinh hoạt, lối sống... Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng không tốt tới khả năng sinh sản của bạn. Vì vậy bạn cần đi khám và điều trị.
Lương y Phó Hữu Đức
Chủ tịch Hội Đông y Cầu Giấy, Hà Nội