Axit photphoric được chia thành 2 loại. Khi sử dụng trong thực phẩm phải dùng axit photphoric tinh khiết, hay dùng để xử lý dầu ăn tinh luyện nhưng sau đó phải lọc sạch thực phẩm.
Hoặc khi được tinh chế sạch thành một dạng muối phốt phát vẫn được dùng trong thực phẩm như thuốc dạ dày có dùng nhôm phốt phát vì đây là yếu tố cần thiết cho cơ thể.
Còn loại axit photphoric công nghiệp chuyên dùng để tẩy rửa, sản xuất phân bón, thức ăn gia súc cũng được làm chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ, chất tẩm gỗ chống cháy, chất chống ăn mòn kim loại…
Việc dùng axit công nghiệp để làm vàng đường là điều cấm kỵ, không được phép bởi nó ẩn chứa nhiều nguy cơ độc hại cho cơ thể người sử dụng. Trong loại axit photphoric công nghiệp còn chứa nhiều tạp chất kim loại độc hại khác, không nằm trong danh mục thực phẩm cho phép như asen là chất độc hại cho thần kinh. Chất này sẽ tích lũy trong cơ thể lâu, gây ra nhiều bệnh khó chữa.
Thậm chí, tại TP.HCM cũng có không ít cơ sở kinh doanh, núp bóng “tạp hóa”, tìm mọi cách “phù phép” để giúp đường trắng biến thành đường vàng. Để tận mục sở thị việc người dân mua hóa chất về tẩy rửa đường, PV có mặt tại chợ hóa chất Kim Biên (TP.HCM). Tại đây, một số người bán hàng cho biết, hàng ngày có không ít người từ khắp nơi đến hỏi mua hóa chất về chế biến thực phẩm, trong đó có đường.
Việc mua bán hóa chất này diễn ra quá dễ dàng mà không hề có sự quản lý hay kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền. Điều đáng báo động là việc người dân sử dụng hóa chất để chế biến thực phẩm ngày càng nhiều, vô tội vạ mà cơ quan chức năng chưa thể kiểm soát hết được. Điều này ảnh hưởng không ít đến sức khỏe người tiêu dùng.
Bản chất của loại a-xít này là chất lỏng nên nó ngấm rất nhanh vào đường khiến cho trọng lượng đường lên. Vì thế, đây có thể khiến cho những người dùng vào quá trình chế biến để trục lợi. Trường hợp người tiêu dùng ăn đường có nhiều a-xít photphoric trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Vì thế, tôi cho rằng các cơ quan chức năng phải kiểm soát chặt chẽ và có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với việc sử dụng vô tội vạ loại hóa chất độc hại này vào việc chế biến thực phẩm nhằm trục lợi”.
Ngoài việc tăng trọng lượng đường, trong quá trình chế biến đường, người ta còn dùng a-xít photphoric để tẩy rửa đường.
Tác hại của loại đường trộn?
Gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Khi axít photphoric được đưa vào cơ thể liên tục, do uống phải đường trộn axit sẽ khiến hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột của người sẽ bị tiêu diệt, đường ruột bị axit ăn mòn... Uống nước đường chứa axit photphoric thời gian dài, có thể khiến xương rơi vào tình trạng bị loãng. Vì khi phốt pho có trong axit photphoric được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu, canxi cần cho xương và cơ thể cũng được đẩy ra cùng. Lượng canxi bị đào thải nhiều dẫn tới tình trạng loãng xương do thiếu canxi.
Màu đường lúc này sẽ hơi vàng, có sự óng ánh rất bắt mắt bởi đó là các tinh thể.
Vì vậy, khi mua người tiêu dùng không nên chọn hạt đường có màu vàng sáng óng ánh, bởi nguy cơ loại này đã bị nhuộm màu. Đường hoa mai có hương vị mật mía, thơm, hơi đục chứ không trong veo, óng ánh. Khi pha nước, loại đường có axit không có mùi thơm mà khét.
Mọi người cũng có thể để đường ở ngoài nắng, nếu thấy đường óng ánh một cách bất thường có nghĩa đường có chứa nhiều axit photphoric. Còn đường được xử lý, loại bỏ hết dung lượng hóa chất thì thường không óng ánh.