Liệu pháp chữa bệnh bằng nước theo kiểu Nhật
Theo truyền thống Nhật Bản, liệu pháp nước có thể sử dụng như một phép điều trị tự nhiên cho các bệnh tiểu đường, viêm dạ dày, đau đầu, hen suyễn, viêm phế quản, viêm khớp, động kinh, bệnh tim, bệnh lao, bệnh thận, tiêu chảy, nôn mửa, táo bón, trĩ, mắt, tai mũi họng, các vấn đề với tử cung, ung thư và rối loạn kinh nguyệt.
Uống nhiều nước là cách đầu tiên giúp chữa hầu hết bệnh của con người. (Ảnh: wikihow)
Việc áp dụng nên được thực hiện đầu tiên vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy, lúc bụng còn đói:
- Uống 4 ly, mỗi ly 160ml nước.
- Sau đó bạn có thể đánh răng và súc miệng, nhưng đừng ăn gì hết trong 45 phút.
- Sau đó bạn ăn sáng bình thường. Sau khi ăn sáng, không ăn bất cứ thứ gì trong 2 giờ.
Theo người Nhật xưa, nước uống nên hơi ấm.
Nước lạnh không được khuyến khích trong văn hóa sáng sớm của người Nhật. (Ảnh: safewaterpro)
Bạn nên uống nước vào buổi sáng trong bao lâu ?
Theo thống kê, số ngày cần thiết để điều trị, cải thiện và kiểm soát các vấn đề bệnh tật là như sau:
- Viêm dạ dày, uống 10 ngày.
- Cao huyết áp 30 ngày.
- Táo bón 10 ngày.
- Lao, viêm phổi 90 ngày.
- Tiểu đường 30 ngày.
- Ung thư 180 ngày
Bệnh nhân ung thư kiên trì uống nước trong 180 buổi sáng để thấy sự khác biệt. (Ảnh minh họa, Orrisapost)
Những ai bị viêm khớp chỉ nên thực hiện 3 ngày trong tuần đầu tiên, sau đó mới tiến hành hàng ngày từ tuần tiếp theo.
Các ghi chép đã chỉ ra rằng những người lúc đầu quá ngán không uống nổi 4 ly thì có thể uống ít hơn, sau đó tăng dần từng chút mỗi ngày cho đến khi đủ 4 ly.
Phương pháp điều trị này không có tác dụng phụ, tuy nhiên bạn có thể phải đi tiểu nhiều lần. Nó được khuyến khích bởi Hiệp Hội Y tế Nhật Bản và được nhiều người dân nghiêm túc thực hiện. Có lẽ không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi mà Nhật Bản có tỷ lệ người sống trăm tuổi cao nhất trên thế giới!
Truyền thống tương tự ở Ấn Độ (Và tại sao nó có thể gây hại)
Một truyền thống tương tự cũng được biết đến tại Ấn Độ. Trong tiếng Phạn, nó được gọi là Usha Paana Chikitsa, tạm dịch là “liệu pháp nước sáng sớm”. Sự khác biệt là phiên bản Ấn Độ khuyến cáo uống 1,5 lít nước khi dạ dày trống rỗng. Tuy nhiên, có một số cảnh báo cho rằng việc uống nhiều nước “quá nhanh quá nguy hiểm”.
Uống quá nhiều nước 1 lúc có thể gây tử vong (Ảnh minh họa, YouTube)
Thận của chúng ta chỉ có thể xử lý 0,8 – 1 lít nước mỗi giờ, do đó uống quá nhiều nước có thể nguy hiểm. Một tình trạng không tốt gọi là hạ natri máu có thể xảy ra khi tiêu thụ quá nhiều nước. Nếu thận của bạn không thể theo kịp với lượng nước nạp vào, sẽ làm loãng nồng độ natri. Khi điều này xảy ra, các tế bào bắt đầu căng phồng ra và có khả năng gây chết người.
Các tế bào bình thường có thể phồng ra tương đối dễ dàng. Đáng tiếc là các tế bào thần kinh trong não của bạn lại không. Các tế bào não làm việc trong một không gian vô cùng chật chội và có rất ít chỗ cho sự giãn nở. Nếu điều này xảy ra do uống quá nhiều nước, nó có thể dẫn đến hôn mê, co giật hoặc thậm chí tử vong.
Vì vậy, bạn chỉ nên uống như hướng dẫn kiểu Nhật và chừng tối đa 3 lít/ngày.