Thay vì sử dụng những lời chào nhạt nhẽo thiếu cảm xúc, chúng ta có thể khơi gọi những chủ đề mới để hai bên nói chuyện dễ dàng hơn. Dưới đây là 9 cách giúp cuộc giao tiếp của bạn trở nên thú vị và cuốn hút hơn.
Điều chúng ta nói không quan trọng bằng cách chúng ta nói
Bạn muốn hướng tới điều gì chưa chắc đã được để ý nhưng cách mà bạn diễn đạt nó thì lại vô cùng quan trọng. Nhìn vào ánh mắt người khác và thật sự lắng nghe điều họ đang nói tạo nên tác động rất lớn. Nếu người khác thấy ánh mắt của bạn thiếu tập trung, bạn chắc chắn sẽ làm phật lòng họ. Chính vì vậy, học cách nói chuyện bằng ánh mắt nghĩa là chúng ta đã gửi đi tín hiệu rằng người đó không quan trọng đối với chúng ta. Đây là lý do khiến người ta mất hứng thú để thân thiết với chúng ta nhiều hơn hoặc có thể làm ăn với chúng ta trong tương lai.
Chúng ta sẽ biết được khi nào mình có mối quan hệ tốt với người khác. Những người có tài nói chuyện đều cảm thấy sức mạnh đến với họ từ người nghe mà họ chưa bao giờ cảm nhận trước đó, nên nó kích thích và truyền cảm hứng cho họ.
Chân thành là cách ta gửi đến họ câu chuyện của bản thân
Có rất nhiều người hà tiện với sự chân thành của mình. Họ dường như để dành sự chân thành cho dịp đặc biệt nào đó hoặc cho những người bạn thân thiết. Họ nghĩ nó quá quý giá nên không thể cho mọi người.
Cái bắt tay vui vẻ, nồng ấm và lời chào mừng chân thành sẽ tạo nên sự gắn kết, thiện chí giữa chúng ta và những người mình gặp. Chắc chắn đối phương sẽ cảm thấy tò mò về bạn, muốn tìm hiểu xem bạn là người như thế nào. Và khả năng mang lại cảm giác liên hệ mạnh mẽ với người khác là một tính cách đặc biệt của cựu Tổng thống Bill Clinton. Những người từng gặp ông thường kể lại rằng họ cảm nhận ông ấy có cái nhìn thật sự đi vào trái tim của họ suốt cuộc nói chuyện. Cảm giác như vậy nhanh chóng tạo nên sự nồng ấm và thân thiết.
Dùng sự quan tâm để chinh phục ngay cả những người khó tính nhất
Chúng ta cần phải quan tâm đến người khác trước khi diễn đạt câu chuyện của chính mình bởi như vậy mới cho thấy sự thiện chí trong từng câu nói.
Thay vì vui vẻ một cách vô tư cùng bạn bè, chúng ta có khuynh hướng coi họ như những thanh ngang của chiếc thang nhằm giúp chúng ta tiến lên và đánh giá họ qua tỷ lệ khách hàng mà họ mang tới, hoặc xem xét họ qua khả năng có thể giúp chúng ta thăng tiến trong sự nghiệp.
Khéo léo trong giao tiếp
Đương nhiên những người khéo léo luôn được chú ý hơn những người vụng về. Một số người có tính cách vui vẻ, dễ chịu và tạo sự thoải mái cho mọi người. Họ không bao giờ kích động vấn đề nhạy cảm của người khác. Họ thể hiện những tích cách đó một cách tự nhiên, khéo léo và tốt đẹp. Ngược lại, có những kẻ thường bươi móc những chuyện không tốt và mỗi lần xuất hiện, họ làm chúng ta bực mình, khó chịu.
Hãy cởi mở tấm lòng và bao dung người khác. Ai vi phạm các nguyên tắc về sở thích, khiếu thẩm mỹ, sự công bằng và tính ngay thẳng không bao giờ có thể thu hút và hấp dẫn người khác. Khi đó, họ khóa chặt tấm lòng của mình và cuộc trò chuyện trở nên hời hợt, máy móc mà không có cảm xúc.
Làm đối phương cảm thấy thoải mái
Đừng gò bó mình trong những chủ đề nhạt nhẽo và cứng nhắc. Khi nói chuyện, chúng ta đừng quá nghiêm trang. Đừng chú ý quá nhiều vào những chi tiết nhỏ nhặt. Các sự kiện, con số thống kê có thể gây buồn chán, vì vậy, hãy bổ sung thêm những minh họa, câu chuyện ngắn để hấp dẫn hơn. Tính sôi nổi là điều cần thiết. Cuộc trò chuyện nặng nề có thể gây chán nản, nhưng ngược lại, buổi nói chuyện không có chiều sâu, mặc dù có thể vui, nhưng lại làm người khác hiểu rằng chúng ta là người nhạt nhẽo, giả tạo.
Trước khi nói chuyện phải nắm bắt thông tin về đối phương
Khi chúng ta gặp gỡ người mới, điều quan trọng là thu thập nhiều thông tin về họ. Không phải kiểu tra hỏi như là thẩm vấn người khác mà là kiểu nhẹ nhàng, tinh tế. Chỉ với vài câu hỏi được cân nhắc kỹ càng, chúng ta sẽ bắt đầu cuộc trò chuyện một cách êm thấm.
Đây là quá trình rất tế nhị để người khác không nghĩ là chúng ta tò mò hay dò hỏi một cách khiếm nhã. Chỉ hỏi những câu hỏi phù hợp với tình huống có liên quan tới chúng ta. Chẳng hạn, với người này, chúng ta có thể hỏi về vấn đề công việc và với người khác thì về tình hình sinh hoạt…
giày, áo, túi xách nhằm bắt đầu cuộc trò chuyện. (Phương pháp sẽ không đơn giản khi nói chuyện với nam giới).
Lắng nghe là điểm tựa quan trọng
Trò chuyện giống như con đường hai chiều. Một bên là chúng ta nói và bên kia là người khác nói. Thông thường chúng ta nghĩ về điều mình đang hoặc sắp nói và đôi khi không thật sự chú ý tới điều người kia nói.
Giả sử có người nêu ra một tình huống trục trặc và nhờ chúng ta góp ý. Chúng ta có thể bắt đầu chú tâm lắng nghe, nhưng trước đó, chúng ta có thể không tập trung lắm vì bận suy nghĩ về chồng hồ sơ ở bàn làm việc, cuộc điện thoại định gọi hoặc cuộc tranh cãi với đứa con gái khi chúng ta chở nó đi học vào sáng nay. Tuy rằng tai có nghe tiếng nói, nhưng chúng ta không thật sự lắng nghe.