Đừng chủ quan
Có nhiều lý do khiến nhiều chị em phụ nữ coi thường vấn đề trên. Đầu tiên là ngộ nhận chỉ có đàn ông “hao binh tổn tướng” mới là đối tượng cần được nhắc nhở điều độ. Phụ nữ, vừa thụ động vừa phụ thuộc nên đặt vấn đề quá sức ra có vẻ hơi thừa.
Thật ra, trong “chuyện ấy” phụ nữ chỉ “nhàn” hơn các ông khoản cơ bắp, còn những tác động tinh tế khác, đặc biệt khoái cảm,tuần hoàn, nội tiết thì chưa chắc. Chẳng thế mà người ta cảnh báo: các ông có thể “ra người thiên cổ” vì thượng mã phong thì các bà cũng có thể nguy cấp vì “hạ mã phong” hay sao.
Một chủ quan khác đến từ suy nghĩ nhu cầu còn chưa được… đáp ứng thì nói gì đến quá liều. Đừng quên, ham muốn và sức khỏe lắm khi không song hành với nhau. Nghĩa là, chị em vẫn có thể bị vắt kiệt sức khỏe trong khi vẫn cảm thấy mức đáp ứng của chồng… chẳng nhằm nhò gì.
Còn một lý do to đùng khiến nhiều chị em phải “đầu tắt mặt tối”, đó là đòi hỏi từ phía các ông chồng. Với họ, gối chăn đầy mệt mỏi, ngán ngẩm nhưng vẫn phải vui vẻ, hăng hái vì bổn phận hay vì áp lực giữ chồng.
Bao nhiêu thì điều độ?
Vậy nếu cần tìm cho điều độ một con số thì nó là bao nhiêu? Thật ra, cũng như câu hỏi quen thuộc “bao nhiêu là đủ?” thì câu hỏi “bao nhiều là điều độ” cũng cùng chung số phận: không thể có một con số cho tất cả mọi trường hợp mà nó là con số động dành cho mỗi cặp vợ chồng. Bạn không thể mang con số điều độ của cô hàng xóm có “tố chất mạnh” sang dùng cho hoàn cảnh “thanh đạm” của bạn và người bạn đời.
Nói vậy nhưng chúng ta vẫn có thể dựa vào dấu hiệu trung gian là sự phản ứng của sức khỏe để vạch ra một lằn ranh nhất định. Chúng là có thể chút mệt mỏi, đau đầu, nhức mỏi sau cuộc vui. Rõ ràng hơn nữa là sau “hiệp đầu” bạn có cảm giác ngán ngẩm và không hề có ý định thực hiện tiếp “tập hai”.
Có nghĩa là khi “chuyện ấy” chưa gây hại gì đến sức khỏe thì sau “cuộc yến oanh”, người ta phải có cảm giác sảng khoái, hoặc nếu có mệt mỏi thì cũng là sự mệt mỏi của rả rời, hoan hỉ chứ không phải những triệu chứng “ngán tận cổ” hay sức tàn lực kiệt.
Những dấu hiệu “khó ở” sau cuộc vui trên càng tăng cao với những phụ nữ mắc một chứng bệnh nào đó (có thể là một chứng bệnh tiềm ẩn). Lúc này, những dấu hiệu không còn là “chiếc thẻ vàng” cảnh cáo nữa mà là hồi chuông báo động thực thụ cho sức khỏe của bạn.
Chẳng hạn, đó có thể là một cơn khó thở xảy ra sau khi “yêu” cuồng nhiệt. Thực tế, cả khi có bệnh trong người, nhiều chị em vẫn coi thường và dễ bỏ qua với kiểu trấn an kinh điển là mình “không động tay động chân” nhiều. Đừng quên rằng tai biến phòng the vẫn có thể xảy đến dù đó chỉ là một cuộc ái ân với cường độ nhẹ nhàng nhất.
Chẳng hạn, với chị em đang có một khối u phần phụ (đã hoặc chưa biết) thì tác động từ những biến động về hormone , tuần hoàn, có thể kích phát sự phát triển của chúng, sẽ là một cú “tự sát” được bọc nhung nếu đó là một khối u ác hoặc tiềm năng hóa ác tính.
tình dục như rượu với sức khỏe phụ nữ: ít chén vui cửa vui nhà nhưng quá chén thì nguy. Vì vậy, hãy chú ý những dấu hiệu bất thường của cơ thể sau các cuộc ái ân đề điều chỉnh mức độ “yêu đương” thật phù hợp bạn nhé!