1. Không vệ sinh các dụng cụ làm tóc
Những chiếc lược mà bạn sử dụng hàng ngày chính là nơi làm tổ của hằng sa số các loại vi khuẩn, dầu, và da chết - những thứ mà chẳng ai muốn có trong tóc mình cả.
Hãy nhặt hết tóc bị mắc trên lược sau mỗi lần sử dụng. Ngoài ra, mỗi tháng một lần, hãy pha chút baking soda với nước sạch và ngâm lược của bạn vào đó vài phút. Sau đó, rửa sạch lại bằng nước để chắc chắn phần dầu còn bám trên răng lược đã được gột sạch.
2. Sử dụng dây buộc tóc cao su
Loại dây buộc thân thiện với mái tóc bạn nhất chính là những chiếc dây được bọc bởi một lớp vải mềm. Các loại dây chun mảnh sẽ gây tổn thương và khiến tóc bạn dễ gãy.
Nếu bạn chỉ muốn tóc vướng vào mặt, hãy thử sử dụng kẹp tăm hoặc kẹp càng để giữ tóc ra phía sau. Hãy nhớ là bất cứ khi nào bạn buộc tóc quá chặt, bạn đang gây tổn thương đến vùng tóc đó, nên hãy cố gắng chọn những kiểu tóc lỏng và thoải mái hơn.
3. Sử dụng quá nhiều hoá chất
Quá nhiều thuốc nhuộm, quá nhiều keratin, quá nhiều hoá chất làm xoăn/duỗi sẽ khiến tóc bạn bị tổn thương. Hãy cố gắng giữ số lượng hoá chất trên tóc ở mức thấp nhất. Ngoài ra, trước khi làm bất cứ thay đổi gì với mái tóc mà liên quan đến hoá chất (nhuộm, làm xoăn, duỗi, ép, vv.), hãy cố gắng lập ra một kế hoạch dưỡng tóc bằng các loại mặt nạ từ vài ngày trước. Và khi bạn đến salon để làm đầu, hãy nói với stylist về lịch sử làm tóc của bạn.
4. Để nhiệt độ quá cao
Khi bạn muốn sử dụng máy làm xoăn/máy là/máy sấy, hãy chú ý đến mức nhiệt độ của chiếc máy mà bạn đang dùng. Việc sử dụng nhiệt độ quá cao sẽ khiến tóc mất đi độ ẩm tự nhiên, khiến tóc trở nên khô sơ, và rễ tóc cũng có thể trở nên quá khô và gãy. Luật thứ nhất khi sử dụng các loại máy làm tóc là đừng đẩy nhiệt độ cao hơn mức "Medium" (trung bình). Đối với máy sấy, hãy thử để máy thổi lên mu bàn tay bạn. Nếu cảm thấy da của bạn vẫn thoải mái, thì đó chính là nhiệt độ hoàn hảo.
5. Không sử dụng lớp bảo vệ trước khi dùng máy nhiệt
Lớp spray bảo vệ tóc sẽ bao bọc mái tóc bạn bằng một lớp dưỡng ẩm, giúp cho sợi tóc không bị khô và gãy khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Cầm bình spray bảo vệ cách tóc 15cm và xịt vừa đủ để bao bọc cả mái tóc. Ngoài ra, nhớ xịt ngay trước khi tạo kiểu để bảo vệ tóc một cách tốt nhất.
6. Chờ quá lâu giữa mỗi đợt cắt tóc
Ngọn tóc quá cũ sẽ bị chẻ và khiến mái tóc bạn trông rất thiếu sức sống. Nếu để lâu, phần chẻ đó sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng và khiến sợi tóc bạn trở nên mảnh và yếu ớt hơn. Hãy cố cắt ít nhất 1cm tóc mỗi tháng, hoặc mỗi 2 tháng nếu bạn đang nuôi tóc. Điều này sẽ giúp mái tóc bạn trông khoẻ mạnh và óng ả hơn.
7. Chải tóc từ rễ xuống
Cố đưa lược từ rễ tóc xuống tận ngọn sẽ khiến tóc dễ gẫy hơn. Khi chải tóc, hãy chia tóc thành từng đoạn từ 3 - 4cm và chải từ đoạn dưới trở lên. Bạn chỉ cần cùng tay nắm lấy tóc ở chỗ chia đoạn và chải từ tay bạn trở xuống ngọn. Việc chải tóc theo đoạn ngắn này sẽ giúp tóc mượt và bớt gẫy hơn.
8. Quá thô bạo với tóc khi còn đang ướt
Tóc bạn sẽ yếu hơn rất nhiều khi ướt, vì vậy nếu bạn không nhẹ nhàng, mái tóc của bạn sẽ rất dễ bị gẫy và chẻ ngọn. Khi tóc bạn còn ướt, hãy tránh chải tóc hoặc chỉ chải bằng lược răng thưa. Ngoài ra, khi lau tóc bằng khăn, hãy bóp nhẹ nhàng thay vì vò tóc để bảo vệ mái tóc bạn.
9. Sử dụng cùng một loại dầu gội mặc cho tình trạng mái tóc
Hãy nhớ thay đổi loại dầu gội đầu tuỳ theo nhu cầu của mái tóc bạn. Nếu bạn vừa nhuộm tóc, hãy sử dụng loại dầu gội dưỡng ẩm phục hồi dành riêng cho tóc nhuộm để cung cấp dưỡng chất cần thiết nhưng không vô tình tẩy đi lớp màu bạn đã nhuộm. Tương tự, sau khi sinh em bé, hãy sử dụng loại dầu gội kích thích mọc tóc để chống lại tình trạng rụng tóc sau khi sinh.
- 25/05/15 11:04 10 kiểu tóc hè của nam giới dễ khiến con gái "xiêu lòng"