Những tín đồ yêu giày sẽ cảm thấy cực kì khó chịu khi bị buộc phải ra ngoài vào những ngày này bởi nước mưa có thể làm hỏng đôi giày yêu quý của bạn hay gây ra mùi ẩm mốc khó chịu. Hơn thế nữa, nước bẩn đọng trong giày còn có thể gây ra các căn bệnh nấm da, mụn nước ở chân...
Sau đây là một vài bí kíp giúp làm khô giày dép nhanh chóng, cứu thoát đôi giày bạn trong những ngày mưa.
1. Sử dụng máy sấy tóc
Nếu chất liệu đôi giày của bạn là cotton, vải, hay giày đế cói thì bạn có thể sử dụng mấy sấy để hông khô chúng vì nhiệt độ cao của mấy sấy sẽ không làm hỏng đôi giày.
Giày cotton, giày vải hay giày đế cói có thể dùng máy sấy sấy khô
Đầu tiên, dùng khăn ẩm hoặc bàn chải làm sạch những vết bẩn trên giày. Sau đó dùng máy sấy tóc bật ở chế độ nóng, hong khô đôi giày từ trong ra ngoài cho đến khi chúng khô hoàn toàn. Lưu ý, không nên để mấy sấy quá gần giày.
Có một điều bạn cần phải nhớ là hãy làm sạch vết bẩn trước khi hong khô giày nhé!
2. Sử dụng quạt điện
Sử dụng quạt điện để hong khô giày là cách làm đơn giản và tiện lợi. Hong khô bằng quạt phù hợp với các loại giày da hoặc giày thể thao. Với một số kiểu giày vải, giày da lộn cũng có thể sử dụng cách này nhưng việc làm khô sẽ chậm hơn.
Sử dụng quạt điện để hong khô giày là cách làm đơn giản và tiện lợi
Việc đầu tiên của bạn là làm sạch những vết bẩn trên giày, sau đó treo ngược đôi giày lên trước quạt và đặt một chiếc khăn ở dưới để thấm nước từ giày. Với miếng lót da, bạn nên tháo rời chúng ra và sấy riêng với máy sấy hoặc để gần chúng ở những nơi có nhiệt độ cao.
Treo ngược đôi giày trước quạt để hong khô
3. Sử dụng giấy báo
Giấy báo có tính hút ẩm cao và rất dễ tìm nên là một công cụ hữu hiệu giúp bạn nhanh chóng hong khô giày ướt. Cách làm này có thể áp dụng cho hầu hết các loại giày dép.
Giấy báo là một công cụ hữu hiệu giúp hong khô giày
Tìm một vài tờ báo cũ, vo tròn lại rồi nhét vào giày cho đến khi căng đôi giày lên. Dùng tiếp một vài tờ nữa để bọc kín mặt ngoài của đôi giày, sau đó phơi ra chỗ thoáng mát trong khoảng 20-30 phút và thay bằng một lớp báo khác. Giấy báo sẽ hút hết hơi ẩm giúp giày nhanh chóng khô ráo trở lại.
Bọc kín mặt ngoài của đôi giày và phơi ra chỗ thoáng mát trong khoảng 20-30 phút
4. Tạo lớp bảo vệ cho đôi giày
Dùng một miếp sáp ong chà một lớp dày lên toàn bộ bề mặt giày. Sau đó dùng máy sấy nóng toàn bộ bề mặt của đôi giày cho sáp ong chảy ra. Cuối cùng để giày ở nơi thoáng mát cho khô hoàn toàn.
Chà sáp ong lên toàn bộ bề mặt giày
Với cách làm này, nước mưa không thể thấm vào đôi giày yêu quý của bạn. Lưu ý cách làm này chỉ áp dụng đối với giày chất liệu da lộn và giày vải cotton.
Nước mưa không thể thấm vào đôi giày của bạn
(Nguồn ảnh: Internet)