Khi đề cập tới việc cách chọn cỡ áo sao cho vừa vặn, hầu hết cánh đàn ông đều có xu hướng chú trọng vào kích cỡ tổng thể của chiếc áo – bởi vậy, quan niệm chật hay rộng sẽ dựa vào việc so sánh kích cỡ của chiếc áo đó với phom dáng tự nhiên của cơ thể.
Đây hiển nhiên là một khía cạnh chủ chốt trong việc xét tới một kích cỡ phù hợp và nó hoàn toàn đúng đắn khi chiếm vị trí quan tâm hàng đầu để cân nhắc đối với cánh đàn ông. Tuy vậy, kể cả bạn có lựa chọn kích cỡ vừa vặn tới đâu khi tính tới các số đo vòng ngực, bụng, bắp tay hay bất kỳ số đo nào khác trên cơ thể, bộ cánh bạn khoác lên người vẫn có thể trông lôi thôi, luộm thuộm nếu như bạn bỏ quên yếu tố độ dài phù hợp của chúng.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến độ dài của tay áo cùng một chuẩn mực thẩm mỹ lý tưởng cũng như quy chuẩn về độ vừa vặn đối với những loại tay áo khác nhau mà bạn mặc. Với mục đích này, chúng tôi sẽ chú trọng vào 5 kiểu áo khác nhau – suit và áo choàng rộng, áo măng tô, sơ-mi cộc tay, sơ-mi dài tay và áo len.
Chiều dài tay áo của suit và áo choàng rộngMột chiếc áo khoác comple và áo choàng rộng lý tưởng nên có chiều dài tay áo rơi vào khoảng ¼ – ¾ inch so với chiều dài tay áo sơ-mi.
Nếu độ dài tay áo dài hơn khoảng kích cỡ trên, chiếc áo khoác của bạn sẽ trông rộng hơn 1-2 cỡ. Còn nếu ngắn hơn thế, chiếc áo bạn mặc sẽ trông như thể được mua từ của tiệm dành cho thiếu niên. Những người với phong cách kín đáo và mực thước thường ít để lộ phần cổ tay áo ra ngoài trong khi đó, những người đi cùng xu thế thời thượng sẽ chọn cách ngược lại.
Bạn cũng cần cân nhắc tới tỷ lệ của cánh tay so với phom dáng tổng thể. Nếu bạn có một cánh tay thật dài, hãy hạn chế để lộ phần cổ tay áo và điều này sẽ giúp cân bằng về mặt thị giác giữa cánh tay với phần còn lại của cơ thể. Còn nếu bạn có một cánh tay ngắn bất cân xứng thì thật đơn giản, hãy làm ngược lại.
Miễn là phần tay áo của chiếc áo khoác của bạn không có những lỗ khuyết được tạo ra với chủ ý nhất định, thì việc sửa sang một chút lại chiếc áo cũng khá nhanh và rẻ. Bởi vậy, nếu chiếc áo chỉ có phần ống tay hơi ngắn hoặc hơi dài thì hãy cứ mua nó rồi đơn giản là sửa sang đôi chút sau đó là ổn.
Chiều dài tay áo măng tôVới những loại áo khoác mùa đông, trench coat, áo măng tô v..v , bạn sẽ muốn chọn những chiếc có phần tay áo đủ dài có thể che được mu bàn tay của mình. Độ dài này sẽ đảm bảo che kín được phần cổ tay áo cũng như tay áo khoác măc bên trong đồng thời cũng chừa ra một phần vừa đủ để đeo găng tay. Tôi chúa ghét việc để hở cổ tay vào mùa đông và thật dễ dàng để tránh khỏi tình trạng này bằng một việc đơn giản là chọn một chiếc áo khoác với phần tay áo đủ dài.
Cũng giống như áo khoác comple và áo choàng rộng – độ dài tay áo của chiếc áo khoác nên linh hoạt và dễ dàng sửa sang miễn là chúng được thiết kế phù hợp. Và đây cũng là một trong những điều đầu tiên để cân nhắc trước khi quyết định mua thêm một chiếc áo mới.
Chiều dài vừa vặn tay áo cộc tay:Chúng ta sẽ bắt đầu với loại sơ-mi cộc tay trước bởi chúng dễ nhất. Bất kể cái gì bạn đang mặc (áo phông, áo polo hay loại sơ mi button-up thường ngày) miễn nó là loại cộc tay, bạn nên chọn những chiếc với độ dài tay áo chỉ tới giữa bắp tay. Nếu dài hơn một chút sẽ khiến trông luộm thuộm, còn ngắn hơn sẽ làm mất đi vẻ nam tính của bạn.
Tuy vậy cũng đừng quá bận tâm về việc tay áo có dài đúng đến giữa bắp tay hay không nếu bạn không có một chiếc áo như thế. Thậm chí những gã đàn ông với bắp tay thiếu sức sống như cũng sẽ trông vạm vỡ và nam tính hơn khi diện những chiếc áo với phần tay áo có khả năng làm tôn lên kích thước cũng như độ dài tự nhiên của cánh tay. Quan trọng là biết giấu đi những khiếm khuyết thực sự khiến bạn trông gầy nhẳng đi mà thôi.
Chiều dài tay áo sơ mi dài tay:Cho dù chiếc áo bạn mặc là loại sơ mi rugby (loại áo thể thao thường mặc trong các trận chơi bóng bầu dục) hay cái gì đó trang trọng hơn như sơ-mi button up, bạn đều muốn một chiếc áo với phần tay áo có độ dài ngang tới phần giao điểm giữa cổ tay và bàn tay của mình.
Có hai yếu tố chủ đạo trong việc lựa chọn một kích cỡ phù hợp – đó là độ dài của tay áo và tiết diện cổ tay áo.
Một trong những vấn đề phổ biến mà tôi biết đó là khi ai đó chọn một chiếc áo với độ dài tay áo vừa chuẩn với độ dài cánh tay và rồi khi người đó giơ tay lên cao hay cử động ra phía trước mặt thì nó lại trở thành quá ngắn. Thế là anh ta mua một chiếc khác với ống tay áo dài hơn nhưng rút cuộc là nó lại che hết cả bàn tay. Nếu như bạn muốn một phương án ổn cả đôi đường thì điều bắt buộc phải nhớ là chọn phần tay áo đủ dài để có thể che qua cổ tay nhưng đồng thời đảm bảo cổ tay áo ôm thật vừa vặn để tránh tình trạng tay áo bị lùng bùng che kín hết cả bàn tay.
Khi quyết định may đo một chiếc sơ mi, tôi sẽ để cho phần tay áo dài tới 1/3 của bàn tay nhằm đảm bảo rằng trông nó vẫn vừa vặn khi cử động. Khi tính đến phần cổ tay áo, không giống như những số đo khác, tôi sẽ đo phần cổ tay thật chính xác (không cần đặt thêm một ngón tay vào để tạo độ thoáng khi đo), mặc dù tôi sẽ chừa thêm một chút khoảng trống để đeo đồng hồ.
Về điểm này thì đồ đặt may hiển nhiên là lý tưởng hơn cả, tuy vậy bạn có thể chỉnh sửa đôi chút với chiếc áo may sẵn bằng cách chỉnh lại chiếc cúc cổ tay áo sang một vị trí thích hợp để khi cài sẽ vừa vặn hơn.
Chiều dài tay áo len:Với mục đích của bài viết này, chúng tôi sẽ xét về kiểu áo len theo 2 hình thức – áo len mặc theo kiểu layer và những chiếc để mặc độc lập.
Những chiếc áo len dùng để mặc theo kiểu layer thường có trọng nhẹ hơn và tất nhiên là được làm với mục đích để mặc kiểu layer. Với hầu hết cánh đàn ông, điều này đồng nghĩa với những chiếc áo len cổ chữ V và những chiếc cardigans. Bởi chúng là những chiếc áo để mặc theo lớp, chúng sẽ trông rất lùng bùng nếu tay áo của chúng dài hơn tay áo của chiếc sơ mi button-up mặc bên trong. Và điều tồi tệ nhất là khi một người đàn ông khoác lên mình một chiếc áo khoác với chiều dài tay áo vừa vặn nhưng riêng phần tay áo len lại thừa ra bên ngoài. Nó cho thấy một chủ ý để lộ một chút cổ tay áo ra ngoài cuối cùng lại thành một ví dụ điển hình về tỷ lệ bất cân đối và luộm thuộm.
Chiều dài lý tưởng cho một chiếc áo len mặc phân lớp là dài hơn một chút so với tay áo của chiếc jacket nhưng vẫn ngắn hơn áo sơ-mi button-up bên trong. Nếu bạn không đạt tới được sự chính xác kiểu này thì tốt nhất hãy đảm bảo chiếc áo len có chiều dài ngắn hơn chiếc áo choàng rộng hay mẫu suit – điều đó nghĩa là khi có ai đó nhìn vào cổ tay bạn sẽ tưởng bạn chỉ đang mặc 2 lớp áo.
Những chiếc áo len để mặc độc lập có thể kể đến như cardigan dày dặn, áo cổ tròn hay những loại áo len dày dặn khác. Chúng thường có trọng lượng nặng hơn và điển hình cho phong cách casual. Chúng được thiết kế để mặc độc lập và không nhất thiết phải mặc cùng jacket hoặc áo choàng.
Bởi chúng được thiết kế để mặc độc lập cũng như bởi vẻ ngoài casual của mình, chúng nên có độ dài vừa tới cổ tay của bạn – và không để lộ ra lớp áo nào bên dưới. Dù bạn vẫn muốn tránh không cho chúng dài phủ qua bàn tay nhưng cũng không nên để lộ cổ tay áo bên dưới chúng.
Lời kết:
Khi điều này khiến cho sự việc dường như đi vào quá chi tiết hay như thể tôi là người quá kỹ tính, thì nó lại là một nhân tố quan trọng trong việc chỉnh trang lại sự vừa vặn của quần áo. Lợi ích từ việc chú ý tới những chi tiết này là chúng thực sự trở thành yếu tố quan trọng trong việc quyết định khi mua một chiếc sơ-mi, áo khoác, jacket hay áo len. Một khi biết rằng mình đã lựa chọn một kích cỡ phù hợp, bạn có thể thoải mái kết hợp mọi thứ với nhau mà không phải quá lo lắng xem chúng có tương quan với nhau hay không.
Còn bây giờ, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến chia sẻ của các bạn vể bài viết này, tại đây.
KienThucOnline.Org