5 năm học, 3 tháng thực hiện, 3 bộ trang phục, đó là những con số mà 1 sinh viên khoa thiết kế thời trang phải trải qua để bước đầu trở thành 1 nhà thiết kế. Hẳn nhiều độc giả ngỡ ngàng trước con số 3 tháng để thực hiện chỉ 3 bộ trang phục. Nhưng chất lượng những "sáng tạo thời trang thật sự" đòi hỏi khoảng thời gian ấy. Những món thời trang sáng tạo và mang dấu ấn văn hóa, có tính thẩm mỹ không thể là những bản vẽ nhanh, may gọn với các kết cấu quen thuộc. 3 tháng dồn lực, những NTK thời trang tương lai cần tìm hiểu đầy đủ xu hướng mốt, nghiên cứu văn hóa làm nền cho sáng tạo của mình và không biết bao nhiêu lần chỉnh sửa phác thảo cũng như mẫu may.
Ngày hôm qua 4/6, tại trường ĐH Mỹ Thuật Công Nghiệp, những nỗ lực đó của các sinh viên khoa thiết kế thời trang đã được cụ thể hóa thành những BST thời trang mini được trình diễn và đáng giá bởi hội đồng chuyên môn. Các NTK tương lai của Mỹ Thuật Công Nghiệp đem đến những sáng tạo thời trang chất lượng như thế nào nhé!
Văn hóa các nước trong thiết kế thời trang Việt
Để có được những mẫu thiết kế mang tính thẩm mỹ cao, có ngôn ngữ thời trang, các NTK tương lai cần phải có sự tìm tòi về văn hóa. Vì vậy mỗi lần chứng kiến lễ bảo vệ tốt nghiệp ở khoa thời trang trường Mỹ Thuật Công Nghiệp, là một lần được biết thêm về nền văn hóa đặc sắc của các nước như hay những trào lưu văn hóa, nghệ thuật thú vị.
Năm nay cũng vậy, các nguồn cảm hứng sáng tác của các bạn sinh viên vô cùng phong phú: từ Kiến trúc Gothic, trào lưu Punk Rock, Trang phục Nga, Sari Ấn Độ, đến Kimono Nhật Bản... và cả áo Tứ thân của Việt Nam.
Đề tài kiến trúc Gothic với những mái vòm kết cấu phức tạp, kiểu cột mảnh có nhiều điểm để khai thác được nhiều bạn sinh viên lựa chọn, triển khai phong phú từ trang phục: dạo phố, đến váy cưới, trang phục dự tiệc...
BST của bạn Ngô Thúy Hồng _ Thiết kế trang phục dạo phố dành cho nữ thanh niên, mùa thu đông dựa trên nghiên cứu kiến trúc Gothic
Bạn Lê Kim Ngân cũng dựa trên nghiên cứu kiến trúc Gothic nhưng thiết kế trang phục dự tiệc
BST nghiên cứu trang phục Nhật Bản với các kiểu cuốn và họa tiết gây ấn mạnh của bạn Hồ Thị Phương Thảo
Kiểu cuốn trên trang phục Nhật Bản được Phương Thảo chuyển thể mềm mại vừa đủ lên trang phục dạo phố
Họa tiết hình quạt được bố cục, sắp đặt khéo léo ăn khớp cùng kết cấu của trang phục
Đồ họa thời trang của NTK trẻ này cũng rất bắt mắt
BST ấn tượng với những kết cấu gấp cầu kì được nghiên cứu từ nghệ thuật gấp giấy Origami của bạn Trần Thị Ngân
BST thời trang dạo phố xuân hè dựa trên nghiên cứu Punk Rock của bạn Nguyễn Thị Hà
Từ nghiên cứu nghệ thuật Ai Cập, Huyền đã rất uyển chuyển khi chọn lọc kết cấu xếp nếp, chi tiết vòng cổ tròn bản lớn để áp dụng vào thiết kế váy cưới của mình
Các thức cuốn của Sari Ấn Độ được Văn Huy ứng dụng vào thiết kế dạ hội
Thiết kế dạ hội nhẹ nhàng từ nghiên cứu nghệ thuật trang trí Art Nouveau của bạn Trần Thùy Dung
Bùi Thùy An gây ấn tượng với kết cấu trang phục lạ, cùng chi tiết thêu trang trí dựa trên nghiên cứu trang phục người Sami của Na Uy