Mùa thu, mùa mua sắm nở rộ trong năm. Khắp đó đây chị em rủ nhau dạo phố , bổ sung cho tủ đồ những món áo, váy, phụ kiện đẹp mắt.
Thời buổi kinh tế khó khăn, sắm hàng hiệu trở thành nhu cầu xa xỉ của phần đông chị em. Tuy nhiên, không vì thế mà niềm đam mê thời trang đồ hiệu trong phái đẹp giảm sút. Thỉnh thoảng tự thưởng cho mình chiếc túi Micheal Kors, áo khoác Hermès, đôi giày Louis Vuitton hay chiếc đầm Versace là điều hoàn toàn có thể, đó cũng là cách phụ nữ hiện đại chiều chuộng và yêu mến bản thân mình hơn!
Thị trường thời trang nở rộ vài năm gần đây, kèm theo hình thức kinh doanh cá nhân trên mạng xã hội, kinh doanh online mang đến cho phái đẹp thêm nhiều kênh mua sắm, tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực như sự tiện lợi, giá cả cạnh tranh thì chuyện "vàng cám lẫn lộn", hàng giả hàng nhái che mắt người dùng khiến chị em không khỏi băn khoăn lo lắng. Phải chăng hàng giả (fake) là một phần thiết yếu đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, hay đơn thuần là cách sinh lợi kiếm lời của một bộ phận người kinh doanh?
Eva Talk hôm nay, chúng ta hãy cùng trò chuyện và lắng nghe chia sẻ xung quanh vấn đến này với Thúy Nga. Bên cạnh công việc chính là marketing, Nga cũng đang kinh doanh shop thời trang mỹ phẩm riêng tại Hà Nội.
Thúy Nga.
Chào Nga, cám ơn bạn nhận lời tham gia Talk cùng Eva hôm nay. Điều đầu tiên, chia sẻ một chút nhé, Nga có thấy mình là tín đồ của hàng hiệu?
- (Cười). Mình nghĩ phụ nữ gần như ai cũng hàng hiệu cả, nhưng cũng phải thùy thuộc vào túi tiền nữa, vì như chúng ta đều biết món đồ hiệu nào cũng đắt. Hâm mộ rất nhiều thương hiệu, nhưng mình chỉ chọn mua một số sản phẩm giá cả hợp lý của Vascara hoặc Ezlian, kiểu dáng và chất lượng khi dùng đều ổn.
Nga nghĩ sao về hàng giả hay chúng ta vẫn gọi là hàng fake? So với các sản phẩm hàng hiệu chính hãng thì chất liệu, kiểu dáng và cảm giác dùng thế nào?
- Thật ra thì mình thấy hàng fake cũng bình thường, nhiều lúc chất lượng gần tương đương hàng thật, trong thời buối kinh tế khó khăn này dù biết là hàng fake nhưng nhiều người vẫn chấp nhận vì ít tốn kém. Mình ít khi dùng hàng fake, nếu không có điều kiện mua đồ chính hãng thì sẽ tìm hàng giá bình dân kiểu dáng trẻ trung, lạ lạ.
Theo bạn giá trị của sản phẩm nằm ở thương hiệu hay ở quan niệm của người dùng? Fake hay không fake liệu có ảnh hưởng gì tới giá trị của chúng ta trong xã hội này?
- Oh, với mình giá trị sản phẩm nằm ở quan niệm người dùng, nếu là hàng fake mà người sử dụng vẫn cảm thấy thoải mái, tự tin thì chẳng vấn đề gì cả, nó cũng không ảnh hưởng gì đến giá trị của mỗi người.
Showbiz mấy ngày qua dậy sóng chuyện Hoa hậu Hương Giang nghi ngờ mua nhầm túi fake từ ca sĩ Pha Lê. Nga có cho rằng sự việc sẽ dấy lên hồi chuông báo động về tình trạng hàng fake ở Việt Nam?
- Thật ra không cần sự vụ của hai người họ, câu chuyện fake hay không fake cũng được bàn tán qua lại nhiều rồi. Chỉ là chuyện ngôi sao làm chị em quan tâm hơn.
Trên thị trường hiện nay, như mình thấy gần như mẫu mã hàng hiệu nào cũng có đồ fake cả.
Việc bỏ tiền mua hàng thật mà vớ phải hàng fake thì ai cũng dễ bực bội, còn với chị em kinh tế không dư dả muốn sở hửu sản phẩm có kiểu dáng tương tự thương hiệu lớn, có lẽ fake cũng là một phần của thời trang. Thế nên hàng fake mới có đất "sống khỏe" như hiện nay chứ, có cầu thì mới có cung.
Không có sự việc của Hương Giang - Pha Lê thì chuyện hàng fake hay không fake trong thời trang trước đó cũng được bàn tán qua lại nhiều.
Trên nhiều diễn đàn mở, chị em quen dùng dùng hàng hiệu chia sẻ, bản thân họ không ít lần mua hàng mà "tin" là chính, chứ thực không rõ thật giả ra sao. Liệu đó có phải điều kiện để hàng fake ngày càng phổ biến trên thị trường?
- Mình nghĩ đây cũng là một trong số những nguyên hàng fake thêm phổ biến. Muốn phân biệt được hàng thật và hàng giả thì đương nhiên phải có trong tay cả hai để so sánh đối chiếu, nhưng vì hàng thật giá quá cao, mà chưa chắc đã mua được đồ xịn nên người ta chọn cách tin tưởng đặt mua qua người quen, mối quen. Cũng vì thế, thỉnh thoảng chuyện đưa tiền thật - nhận đồ giả vẫn có chỗ này, chỗ khác.
Kinh doanh shop thời trang mỹ phẩm, thời gian qua Nga có nhận nhiều ý kiến thắc mắc việc hàng thật hàng giả từ khách hàng?
- Có nhiều chứ, vì mình bán đồ hãng. Chị em thường hỏi nguồn gốc, xuất xứ và muốn nhận tư vấn chi tiết. Về phần mình, mình chia sẻ thẳng thắn với khách hàng thông tin sản phẩm, cái nào thật, cái nào fake để họ lựa. Khách hàng đến với mình người ít tiền có, người nhiều tiền cũng có, nhu cầu của họ cũng không giống nhau. Mới hôm trước, có bạn hỏi về sữa rửa mặt của The Face Shop, mình giới thiệu cả hai loại loại đắt rẻ, công dụng của từng loại. Loại xịn nhập ngoại rõ ràng tốt hơn, nhưng giá cao gần gấp đôi lọa kia nên bạn ấy chọn hàng fake.
Cũng có những chị thích và dùng đồ đắt, dù hàng thật nhưng mình bán giá phải chăng, họ cũng nghĩ là fake.
Làm sao để Nga lấy lòng tin của khách hàng? Có khí nào chủ hàng cũng không biết rõ nguồn gốc sản phẩm mình bán?
Mình nghĩ đơn giản bán hàng phải có tâm thôi. Từ đó, khách sẽ tự cảm thấy tin tưởng và quay lại. Mình chỉ nhập hàng từ nguồn phân phối xác thực, không lấy hàng linh tinh vì có thể rẻ hơn nhưng dễ mất khách lắm.
Nga bật mí cùng chị em một số bí quyết chọn mỹ phẩm và quần áo tốt nhé.
- Ah! Cái này thì nhiều lắm, mình sẽ chia sẻ những thứ cơ bản nhất. (Cười)
Theo kinh nghiệm của mình, chọn phấn kể cả là hàng fake cũng phải chọn loại đánh thử ra tay thấy mịn, không có cặn mới dùng được. Còn son thì nên chọn loại son ít chì nhất, vì có thể làm thâm môi sau một thời gian sử dụng. Ngoài ra nên thường xuyên dùng sáp hoặc son dưỡng môi có thành phần chống nắng 5 đến 10 phút trước khi thoa son duy trì độ ẩm cho môi, nên dùng cọ son để màu đều và bóng.
Mùa thu đông chọn quần áo len thì chạm tay phải thấy dầy, ấm, mềm mại mới tốt, có nhiều đồ len dão mỏng lắm.
Cám ơn Nga vì buổi trò chuyện thú vị. Chúc bạn luôn đẹp và thành công!
Nếu dùng hàng fake mà người sử dụng vẫn cảm thấy thoải
mái, tự tin thì chẳng vấn đề gì cả.