Nếu đôi giày bạn đi thường xuyên vẫn khiến chân đau nhức, có khi còn chảy máu thì hãy đọc kĩ những dòng dưới đây để tìm hiểu rõ nguyên nhân nhé.
(Ảnh: Internet)
1. Giày mũi nhọn (pointy toes)
Cụm từ này để gọi chung những đôi giày thanh lịch có mũi nhọn, từ giày gót thấp đính hạt cho đến giày cao gót họa tiết thời trang.
(Ảnh: Internet)
Theo các chuyên gia, mũi của loại giày này sẽ túm các ngón chân lại trong một không gian hết sức chật hẹp, gây đau đớn cho người mang chỉ sau khoảng nửa tiếng. Những người gan lì hơn có thể chịu đựng được vài tiếng sẽ bắt đầu... nhăn nhó.
Mang loại giày này thường xuyên sẽ khiến 3 ngón chân giữa của bạn bị biến dạng và túm lại với nhau. Ngoài ra, các trang sức đá nặng nề trên mũi giày còn đè lên các ngón chân và gây bầm móng.
2. Giày búp bê (pump)
(Ảnh: Internet)
Đây là loại giày lí tưởng đúng không? Mũi tròn, không quá cao, và còn khá thoải mái với phần gót tròn vững chãi.
Tuy nhiên, loại giày này thường được làm từ da cứng có thể gây phồng rộp gót chân. Chỉ cần một đêm tung tăng thôi là chân bạn sẽ lãnh hậu quả ngay.
Ngoài ra, theo thời gian, phần xương gót chân sẽ bị lồi ra hoặc gót chân bị u, gọi là dị dạng Haglund. Khi đó, bạn sẽ phải đi gặp bác sĩ chuyên về chân để phẫu thuật cắt bỏ.
3. Giày đế thô/đế xuồng/đế bánh mì (platform)
Đế của loại giày này có thể là gót cao, gót thô và cả gót bánh mì nữa. (Ảnh: Internet)
Những đôi giày này có thể hỗ trợ thăng bằng cho bạn và giúp đi lại thoải mái hơn. Nhưng đừng vội mừng, chúng cũng chỉ là những đôi giày cao gót mà thôi.
Nhiều người hình thành thói quen đi giậm chân khi mang loại giày này. Điều đó tạo áp lực lên các khớp dẫn đến đau nhức bàn chân, chai chân và đau gót chân.
Bên cạnh đó, có những đôi giày khá nặng và sẽ làm giãn cơ bắp chân. Ngoài ra, đế giày cứng sẽ khiến bàn chân bạn không cong được một cách thích hợp gây đau ngay tức thì. Do đó, bạn hãy thử những đôi giày đế thô làm bằng chất liệu nhẹ và có dây buộc để tăng thêm sự thăng bằng.
4. Giày gót nhọn (stiletto)
Một đôi giày gót nhọn cao 10cm sẽ khiến cho bạn có cảm giác như đang đi cà kheo.
(Ảnh: Internet)
Theo các chuyên gia, khoảng 1/4 trọng lượng cơ thể bạn sẽ bị dồn lên ức bàn chân cho mỗi 2,5cm gót giày bạn mang. Chính vì thế, mang loại giày này cũng tương tự như bạn đang nhón chân đi lại. Hơn nữa, phần gót không vững sẽ khiến bạn dễ vấp và rạn mắt cá chân.
Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy, phụ nữ mang giày cao gót 5 lần mỗi tuần trong 2 năm có cơ bắp chân ngắn hơn 13% và gân gót chân bị xơ cứng, dày hơn những người mang giày đế phẳng. Điều này về lâu dài sẽ tăng nguy cơ viêm xương khớp ở đầu gối, gây các vấn đề về lưng và tổn hại vĩnh viễn gân gót chân, vì chúng sẽ bị rút ngắn khi bạn mang giày cao gót suốt ngày.
Nếu buộc phải mang giày cao gót thì hãy đứng cho chuẩn và bước ngắn thôi. Ngoài ra, bạn có thể dùng dụng cụ chỉnh hình chân để chuyển bớt trọng lượng dồn lên mũi chân xuống gót chân.
5. Giày đế phẳng (flat)
(Ảnh: Internet)
Bạn cho rằng giày đế phẳng tốt cho bàn chân và hỗ trợ tư thế đứng của mình? Thực ra chúng không hỗ trợ gì cho gót chân cả và cũng không thể gọi là êm ái gì.
Giày đế phẳng còn tạo ma sát với gót chân, gân gót chân và ngón chân, gây ra phồng rộp, chai chân. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế tác hại của giày bằng cách đóng thêm gót thấp vào để tạo sự nâng đỡ.
6. Giày không bọc gót (backless)
(Ảnh: Internet)
Loại giày này giúp chân bạn trông dài hơn nhưng các ngón chân sẽ phải ghì chặt xuống để hỗ trợ thăng bằng, gây ra cơn đau ngắn hạn. Ngoài ra, phần gót giày không cao và ôm trọn gót chân nên nó sẽ dễ cạ, gây giộp, bầm
Bạn còn có thể tự giữ thăng bằng nếu mang giày trực tiếp không mang vớ, vì da bạn sẽ có độ ma sát cao hơn với giày, giúp đứng vững hơn.