Ít ai nghĩ rằng quần áo là một phương tiện để truyền tải thông tin chính trị nhưng trên thực tế, xã hội trước đây đã sử dụng thời trang như một cách để kêu gọi, để truyền thông qua nhiều thế kỷ.
Hay nói một cách khách, những gì chúng ta mặc trên người đều mang nhiều lớp ý nghĩa và khi bạn không thể lên tiếng thì đôi khi có rất nhiều cách phi ngôn ngữ giúp bạn thể hiện quan điểm, lý tưởng của mình.
Dưới đây là một số ví dụ về những trào lưu thời trang được sử dụng như những tuyên ngôn chính trị độc đáo
1. Bộ sưu tập New Look
Tác giả, nhà nhân chủng học Wednesday Martin từng phát biểu bộ sưu tập New Look của Christian Dior đóng một vai trò rất lớn trong việc thiết lập lai vai trò của phụ nữ.
New Look với những bộ váy chiết eo, xòe bồng bềnh, tôn vòng eo, bầu ngực đầy đặn của người phụ nữ được xem là "tuyên ngôn của sự nữ tính". Sau Thế chiến thứ 2, phụ nữ đã quá chán ngán với những bộ cánh khô cứng, sử dụng chất liệu rẻ tiền và chắt chiu từng thước vải để dành tiền phục vụ chiến tranh.
Nắm bắt mong muốn có được những bộ váy đầm kiểu cách, cầu kỳ, Christian Dior đã cho ra đời bộ sưu tập New Look với những thiết kế làm từ hàng chục mét vải xa xỉ, thiết kế tinh tế tôn vóc dáng của phụ nữ.
Bộ sưu tập New Look với những bộ váy chiết eo, xòe bồng bềnh, tôn vòng eo, bầu ngực đầy đặn của người phụ nữ được xem là "tuyên ngôn của sự nữ tính"
Trong bối cảnh lịch sử sau chiến tranh Thế giới thứ II, bộ sưu tập của Dior quả thật là một cuộc cách mạng và cũng nhận không ít sự đả kích. Dior dám mạnh tay sử dụng gần 20m vải cho một bộ váy trong khi xã hội vẫn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng chắt chiu ăn mặc để cung cấp ngân sách cho chiến tranh.
Sự ra đời của New Look là hồi chuông thúc giục thế giới hãy khép lại thời kỳ sống khắc khổ, tôn vinh vẻ đẹp nữ tính, gợi cảm của phụ nữ.
2. Áo tắm monokini
Vào năm 1964, lần đầu tiên trên thế giới xuất hiện kiểu áo tắm để lộ ngực trần, có tên monokini, được thiết kế bởi Rudi Gernreich. Monokini là áo tắm được trưng với chiếc quần cạp cao được giữ chặt trên cơ thể bằng một chiếc dây vòng quanh cổ.
Thời điểm đó, nhiều người gọi đây là biểu tượng của cuộc cách mạng tình dục, nhắn gửi một thông điệp rằng phụ nữ không nên xấu hổ khi khoe bầu ngực của mình. Tất nhiên, sự đột phá này đã nhận phải những phê bình rất gay gắt từ Liên Xô, Vatican và Đảng Cộng Hòa.
Monokini, được thiết kế bởi Rudi Gernreich, là bộ áo tắm đầu tiên giải phóng cơ thể phụ nữ
Monokini của Rudi Gernreich đi theo sự kêu gọi của cảm xúc tình dục, cho phép người phụ nữ có được cuộc sống vui tươi và tự do phô diển nét đẹp trên cơ thể. Đây cũng được xem là trang trang phục khởi nguồn cho phong cách khoe ngực trần được phái đẹp rất yêu thích vào nửa thế kỷ sau đó.
3. Áo Hoodie
Sự việc cậu bé da màu Trayvon Martin bị bắn chết khi đang trên đường về nhà bởi một nhân viên dân phố tự quản vào ngày 26/2/2012 đã gây chấn động dư luận nước Mỹ, càng xoáy sâu thêm tranh cãi về vấn đề phân biệt chủng tộc ở quốc gia này vốn chưa bao giờ dịu đi.
Theo bình luận vu vơ của một phát thanh viên thì Trayvon Martin bị bắn chỉ vì... cậu mặc một chiếc áo trùm đầu mà người da màu ở Mỹ vẫn thường mặc.
Qúa bất bình trước nạn phân biệt chủng tộc, người dân sống trên 100 thành phố Mỹ đã phản đối việc tha bổng George Zimmerman bằng cách mặc những chiếc áo hoodie (vốn là chiếc áo yêu thích của cậu bé 17 tuổi, Trayvon Martin và cũng là chiếc áo mà cậu mặc vào hôm bị giết hại), giăng băng rôn, khẩu hiệu, đòi lại quyền bình đẳng cho những người da màu.
Thanh niên da màu mặc áo hoodie xuống phố để phản đối đối việc tha bổng George Zimmerman - người đã bắn chết thanh niên da màu vì mặc chiếc áo hoodie vốn rất được người Mỹ yêu thích trong suốt 30 năm qua.
Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Trayvon chỉ vì cậu mặc chiếc áo hoodie mà người Mỹ vẫn thường mặc khiến nhiều người càng cảm thấy đau lòng hơn.
Trong suốt hơn 30 năm qua, áo hoodie vẫn được xem là một món đồ gắn liền với hình ảnh người dân Mỹ và thậm chí với những nhân vật nổi tiếng như CEO Facebook, Mark Zuckerberg. Giáo sư thời trang Kim Jenkins chỉ ra rằng "Mark Zuckerberg có thể mặc chiếc áo này ra đường trong suốt năm 2015 mà không có việc gì xảy ra nhưng khi một nam thanh niên da màu xuất hiện ngoài phố với kiểu áo này sẽ xảy ra chuyện".
Tại Tuần lễ thời trang New York xuân hè 2016 diễn ra gần đây, nhà thiết kế Kerby Jean-Raymond đã làm một đoạn phim ngắn nói về nạn phân biệt chủng tộc cho thương hiệu của mình, Pyer Moss. Vào đầu năm nay, Kerby Jean-Raymond cũng giới thiệu những chiếc áo có tên They Have Names để tưởng nhớ tới những người da màu đã bị giết hại bởi sự ép buộc của luật pháp.
4. Áo ngực
Vào tháng 3 vừa qua, tại Hồng Kông đã diễn ra một cuộc biểu tình chống lại cảnh sát sau sự việc một người phụ nữ tại địa phương bị kết án 3,5 tháng tù vì tội dùng ngực tấn công cảnh sát. Theo đó, hàng chục nhà hoạt động Hồng Kông trong đó cả đàn ông và phụ nữ đã mặc đồ lót xuống đường biểu tình trước trụ sở cảnh sát quận Wan Chai cũng băng rôn in dòng chữ "Ngực không phải là vũ khí".
Cuộc biểu tình thể hiện sự cảm thông của xã hội dành cho phụ nữ, những người vẫn thường xuyên bị chỉ trích cho những hành động phô diễn điểm nhạy cảm trên cơ thể, đặc biệt là bầu ngực.
Trong lịch sử thời trang phương Tây, kể từ thời kỳ Trung cổ, xã hội đã đề ra những chuẩn mực, trách nhiệm lên cơ thể người phụ nữ. Trong suốt thời gian đó, bầu ngực của phụ nữ nói riêng đã được khắc họa trên các tác phẩm điệu khắc, hội họa tuy nhiên việc phô diễn nét hình thể này ngoài cuộc sống vẫn còn bị khắc chế. Hành động biểu tình tại Hồng Kông như một lời động viên phụ nữ cũng như khuyến khích xã hội hãy có cái nhìn cởi mở hơn về cơ thể.