Áo dài vốn dĩ là trang phục truyền thống và là niềm tự hào của người Việt Nam. Trong khoảng những năm 90, đây còn là loại trang phục được ứng dụng khá rộng rãi, chứ không riêng gì những dịp lễ hội.
Từng là một trang phục khá phổ biến của phụ nữ Việt, nhưng đến nay, áo dài gần như chỉ còn xuất hiện trong những dịp đặc biệt. Những khi dạo phố, đi mua sắm và hẹn hò thì áo dài chẳng được mấy ai lựa chọn.Tuy nhiên thời gian đã làm cho những phong cách mới dần thay thế và hình ảnh tà áo thướt tha ấy ngày càng ít thấy hơn. Duy chỉ có một vai trò mà không trang phục nào có thể thế chỗ áo dài, đó chính là áo dài trong ngày cưới.
Hình ảnh chiếc áo dài quen thuộc trong lễ cưới thời trước.Trong phim mẹ chồng , đạo diễn Lý Minh Thắng đã khá tinh tế khi lựa chọn những bộ áo dài cưới chuẩn từ phom dáng đến màu sắc, góp phần giúp bộ phim dễ khiến người xem nhớ lại khoảng thời gian của những thập niên trước, khi mà chiếc áo dài cưới không chỉ là trang phục mà còn chứa đựng nhiều cảm xúc thiêng liêng trong ngày trọng đại.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({}); Cách dùng chất liệu satin cùng họa tiết long phụng khá đặc trưng, được tái hiện lại trong phim điện ảnh Mẹ Chồng.Cả đám cưới của mợ Bảy Loan (Ngọc Quyên thủ vai) cũng vẫn là những mẫu áo dài kết hợp khoác the mỏng rẽ tà có thể tìm trong bất cứ cuốn album cưới nào.Ngay cả đôi hoa tai mù u của quý cô miền Tây xưa cũng được chuẩn bị khá kĩ lưỡng.Hay những bộ áo dài gấm sang trọng của những gia đình giàu có trong giai đoạn trước, với điểm nhấn là họa tiết thêu tay bằng "chỉ nổi".Bằng những chất liệu xưa cũ chất chứa sự gợi nhớ, mẹ chồng thật sự đã mang chiếc áo dài cưới sống lại trong lòng những người yêu loại trang phục này.
thanh hằng ra tay với "Mẹ chồng", Lan Khuê - Midu và cuộc chiến không khoan nhượng giành phu quân