Con số giật mình về sự độc hại của thuốc nhuộm tóc
Theo kết quả của hơn 80 phân tích do các nhà khoa học nghiên cứu khẳng định rằng, việc sử dụng một số loại thuốc nhuộm có thể gây ra tác dụng phụ có khả năng gây ung thư. Có trường hợp gây bệnh ung thư máu, ung thư xương tủy, và đặc biệt là ung thư bàng quang.
Những sự thật sau đây giúp bạn sáng tỏ việc tại sao sử dụng thuốc nhuộm, lại có nguy cơ mặc các bệnh ung thư cao gấp đôi so với những người không sử dụng loại hóa chất này (theo Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC) ở Lyon, Pháp:
• thuốc nhuộm tóc khác với các loại dầu gội, dầu dưỡng ở chỗ: Dầu gội và dưỡng chất chỉ tác động bên ngoài bề mặt sợi tóc, để làm sạch và tạo ra một lớp màng cao phân tử bảo vệ tóc. Còn thuốc nhuộm có kích thước phân tử nhỏ để tấn công và làm thay đổi cấu trúc bên trong tóc, do đó những chất độc này cũng dễ dàng thâm nhập vào nang tóc và hòa trộn vào máu.
• Đa số các thuốc nhuộm tóc sử dụng muối kim loại nặng có độc tính rất cao như chì, bismuth…
• Thành phần của nhuộm tóc hóa học đều chứa các chất có nhân thơm, đặc biệt là PPD, chất này nếu thâm nhập vào máu sẽ gây đột biến và ung thư.
• 96% thuốc nhuộm chứa thành phần chất tăng tính thấm:
+ Làm tăng nồng độ các chất độc trong thuốc nhuộm trong máu
+ Tương tác với các chất hóa học khác tạo thành các chất có độ độc tính cao hơn.
• 71% thuốc nhuộm chứa hắc ín
• Trong thuốc nhuộm chứa chất bảo quản formaldehyde: gây ung thư và độc cho sinh sản, sự phát triển của cơ thể.
• Các thuốc nhuộm tóc đều chứa chất gây oxy hóa làm đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể nên có thể gây rụng tóc và nguy cơ ung thư.
Ảnh hưởng nghiêm trọng của thuốc nhuộm tóc đến sức khỏe
Ảnh hưởng mắt và da đầu:
Một số loại thuốc nhuộm tóc có thành phần có thể gây kích ứng da đầu và gây đỏ mắt. Đặc biệt với những người da đầu yếu và nhạy cảm, thuốc nhuộm có thể gây ngứa, lở loét và da đầu như bị kiến đốt khi dùng thuốc nhuộm liên tục nhiều lần.
Ảnh hưởng đến nội tiết:
Trong một số thuốc nhuộm tóc có chứa Alkylphenol ethoxylate (APE) thường có trong thuốc trừ sâu. Khi nhuộm tóc chất này có thể hấp thụ vào cơ thể gây rối loạn nội tiết. Ngoài ra isopropyl alcohol có trong thuốc nhuộm tóc có thể gây ra chứng trầm cảm và nhức đầu.
Nhuộm tóc có thể gây ung thư
Một số nghiên cứu cho thấy người nhuộm tóc nhiều có thể có nguy cơ mắc ung thư hạch, Đây là một dạng ung thư tấn công vào hệ bạch huyết. Một phần của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Ngoài ra, chất hóa học para-phenylenediamine(PPED) có trong thuốc nhuộm có thể gây bệnh ung thư vú hoặc ung thư bàng quang.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});Ảnh hưởng tới thai nhi
phụ nữ nhuộm tóc trong khi đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai sẽ có nguy cơ thai nhi mắc bệnh ung thư lớn hơn 10 lần so với người không nhuộm tóc.
Cách hạn chế tác hại của thuốc nhuộm tóc
Bạn không nên nhuộm tóc trong các trường hợp sau:
- Không được nhuộm tóc khi vùng da ở đầu, mặt, cổ bị tổn thương hay sưng đau.
- Phụ nữ trong thời gian hành kinh hay trong thai kỳ tuyệt đối không dùng thuốc nhuộm tóc.
- Khi thuốc vào mắt, cần đến bác sĩ nhãn khoa.
- Không nên nhuộm tóc một tuần trước và sau uốn tóc.
- Khi pha thuốc, cần tránh dùng các dụng cụ chứa làm bằng kim loại. Khi nhuộm tóc cũng không nên dùng lược chải bằng kim loại.
- Trước khi nhuộm tóc cần phải thử phản ứng của thuốc trên da.
Bên cạnh đó cần sử dụng loại thuốc nhuộm tóc có thành phần từ thiên nhiên, ở các thương hiệu uy tín, phù hợp với mái tóc của bạn.
- Trước khi nhuộm tóc cần bôi thuốc lên da tay xem có bị dị ứng không mới bôi lên tóc.
- Tránh để thuốc nhuộm bị chạm vào da đầu, chân tóc.
- Không nên gội dầu quá nhiều khi nhuộm tóc, vì màu tóc sẽ nhanh bị mất màu và các dưỡng chất của tóc sẽ bị mất đi, tóc sẽ yếu và khô rối hơn.
- Sau khi nhuộm cần chăm sóc tóc kỹ hơn, gội đầu bằng các loại dầu gội, dầu xả có thành phần dưỡng ẩm cho tóc.
- Nên hấp dầu cho tóc 1 tháng 1 lần…
- Không nên cùng lúc vừa ép, duỗi với nhuộm tóc.
- Khoảng cách các lần nhuộm không được quá gần nhau, tốt nhất trên 6 tháng.
- Bảo vệ tóc khỏi ánh nắng mặt trời.