Trenchcoat thực chất chỉ là một loại nhỏ trong những chiếc áo khoác dạng dài mà thôi.
Thông thường, những chiếc áo khoác dạng dài bằng vải dày với phom dáng lịch sự thường được gọi chung dưới cái tên đơn giản là Trenchcoat. Tuy nhiên, thực ra có nhiều loại áo khoác dài hơn bạn tưởng. Và khi biết thêm về các loại áo khoác này, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn lựa và mua sắm áo.
Nhìn chung, áo khoác dạng dài thường được phân loại tùy theo độ nặng, kiểu dáng và lịch sử của riêng nó. Có thể tạm chia áo khoác dạng này thành ba loại:
– Overcoat: là áo khoác dài, có phần tay áo dài hơn, phủ lên tất cả các lớp bên trong
– Topcoat: chiếc áo overcoat có chất liệu nhẹ
– Greatcoat: Áo khoác dày, nặng, thường dành cho quân đội
Overcoat là chiếc áo thường gặp và sử dụng nhiều nhất. Chúng được phân chia thành nhiều kiểu dáng với những tên gọi riêng. Đây đều là những kiểu áo cổ điển và sẽ không lỗi mốt, trong vòng ít nhất 20 năm nữa. Vì vậy, hãy luôn có ít nhất một trong những chiếc áo này trong tủ đồ của mình.
Chesterfield
Chiếc áo khoác mang tên Bá tước Chesterfield của Anh, xuất hiện vào giữa thế kỷ 19 được coi là chiếc overcoat đầu tiên.
Chiếc áo Chesterfiel năm 1901 (bên phải)
Trong vòng nhiều năm, chiếc Chesterfield cũng có khá nhiều sự thay đổi, và hiện nay có những đặc điểm như:
– Một hàng cúc
– Ve áo ngắn với kiểu rãnh (notched lapel)
– Phần cổ nhung (có thể có hoặc không)
– Túi ngang
– Không có cổ tay gập kiểu cuff
– Xẻ tà đơn hoặc phẳng phía lưng
Nhìn chung, chiếc áo này có độ dài đến đầu gối, thường có màu ghi xám hoặc màu than chì. Đây là chiếc áo cực kỳ thích hợp cho những anh chàng doanh nhân ưa thích sự chỉn chu.
Chesterfield hiện đại
Covert Coat
Covert Coat có kiểu dáng tương đối giống với Chesterfield, nhưng được thiết kế để phục vụ cho việc săn bắn và các hoạt động ngoài trời.
Do đó, nó được may bằng một chất liệu khá lỳ là Covert, được lấy từ tên một loại cỏ. Chiếc áo được thiết kế để có thể bảo vệ người mặc khỏi bùn, các loại bụi rậm, và đương nhiên là thời tiết.
Với lý do trên, chiếc áo Covert thường khá bền và nặng, khoảng 1 kg/ 1m2 vải. Mặc dù hiện nay chất liệu vải không còn nặng như trước, nhưng độ bền của kiểu áo vẫn được coi trọng. Chiếc áo thường có màu xanh lá mạ ngả bùn, vì dây là màu sắc trông “sạch” được lâu nhất.
Vải Covert bền và nặng
Những đặc điểm cơ bản của chiếc áo Covert:
– Một hàng cúc với một vạt trước
– Ve áo kiểu rãnh
– Làm từ vải Covert màu xanh xám
– Thường có bốn hoặc năm đường chỉ trần ở cổ tay và vạt áo, có thể thêm ở nắp túi ngực
– Xẻ tà đơn ở chính giữa
– Có hai nắp túi hai bên với kiểu túi nhỏ kiểu ticket
– Cổ áo từ vải Covert hoặc nhung
– Bên trong có một túi áo rộng, có thể đựng được một tờ báo hoặc iPad
Trenchcoat
Đây là một chiếc áo kinh điển. Có lẽ không có chiếc áo nào được yêu thích như trenchcoat: Từ Nam Phi đến Pháp, từ Casablanca đến London, nó vẫn giữ nguyên công dụng và hầu như không thay đổi trong vòng suốt 100 năm qua.
Ban đầu, trenchcoat là chiếc áo được thiết kế dành riêng cho quân đội Anh, bởi một cái tên rất nổi tiếng sau này là Thomas Burberry. Chiếc áo được làm từ vải gabardine, chống mưa, giữ ấm nhưng vẫn vô cùng thoáng khí.
Nhãn hiệu Burberry và kiểu trenchcoat nổi tiếng
Chiếc áo trenchcoat cổ điển thường có những đặc điểm sau:
– Màu khaki
– Hai hàng cúc phía trước
– Xẻ tà đơn
– Tay áo kiểu Raglan, rộng rãi và thoải mái, ngoài ra có dây vải ở cổ tay
– Có cầu vai
– Miếng vải phủ đằng trước và sau, được gọi là gun flap, có tác dụng hạn chế nước mưa thấm vào áo. Chiếc áo của nam sẽ có tấm phủ bên phải, còn của nữ nằm bên tay trái.
– Có thắt lưng
Miếng phủ trước ngực với vị trí khác nhau ở nam và nữ
Paletot
Cái tên Paletot được xuất phát từ Pháp và được dùng để chỉ kiểu áo overcoat có độ dài vừa phải, ôm người. Chiếc áo này có khá nhiều phiên bản: một hoặc hai hàng cúc, có túi hoặc không, …
Hiện nay, Paletot có những đặc điểm:
– Hai hàng cúc, thường có 6 cúc dưới và 2 cúc trên (kiểu 6 x 2)
– Hai chiếc cúc phía trên thường chỉ có tác dụng để “làm cảnh”
– Ve nhọn (peak lapels)
– Áo thường ôm vừa đến ôm sát, phần lưng phẳng và không có thắt lưng.
Đây là một chiếc áo cổ điển vô cùng linh hoạt. Với màu xanh navy hay màu than chì, bạn có thể mặc một chiếc Paletot đến công sở, đi sự kiện với tuxedo, trong đám tang và đến bất cứ nơi đâu. Vì vậy, nếu chỉ có đủ tiền để mua một chiếc áo, hãy đầu tư cho một chiếc Paletot.
Chiếc áo Paletot kiểu mới
Polo coat
Polo coat có xuất xứ từ Anh quốc, nhưng lại được xem là chiếc áo dài kiểu Mỹ cổ điển.
Đúng như tên gọi của nó, chiếc áo khoác dành cho những cầu thủ Polo. Sau này, vào những năm 1920, chiếc áo trở nên vô cùng phổ biến trong nam sinh các trường Đại học danh tiếng của Mỹ. Chỉ trong vòng vài năm, Polo coat đã trở thành một trang phục không thể thiếu đối với những quý ông sành sỏi về thời trang.
Polo Coat cổ điển
Một chiếc Polo Coat thường có những đặc điểm như:
– Có màu da lạc đà, 50% được làm từ len
– Có đoạn nẹp giả thắt lưng hoặc thắt lưng đi cùng
– Có 6 – 8 cúc áo
– Túi áo chéo
– Ve nhọn
Chiếc áo Polo của Ralph Lauren
Theo Chanelvn