Thuật ngữ “vintage” được mọi người hay dùng để chỉ những món trang phục cũ kỹ, thậm chí đã qua vài lần mặc, khi kinh tế đất nước lâm vào chiến tranh thế giới giữa các phe phái Đồng minh và quân Phát xít ở thế kỉ trước.
Cho đến nay, vintage đại diện nhiều hơn cho việc tái hiện, phục chế những trào lưu thời trang với những giai kì quá vãng, những thước phim retro và antique.
Với những định kiến hà khắc của thời trang chính thống, nhiều chuyên gia hiện đại cho rằng đây không hẳn là thời trang theo đúng nghĩa. Trường phái này kém xa với vẻ hào nhoáng, sang trọng, lấp lánh của nghệ thuật đương đại mà các nhà mốt khác đang miệt mài rượt đuổi theo.
Nhưng thực tế, thời gian qua, nhiều nhà mốt đã cùng nhau hồi sinh thời trang vintage như một cách làm mới chính mình. Các NTK đã biến cái cũ thành cái mới, thổi luồng sinh khí vào những món đồ cũ kỹ để nó có thể dễ dàng hòa nhịp vào dòng chảy hiện đại.
Những món trang phục cũ kỹ, những trào lưu thời trang với những giai kì quá vãng, những thước phim retro và antique đặc trưng đang sống dậy
Vintage của thời hiện đại mang đến sức hấp dẫn khó tả thành lời
Vintage khác xa với những hào nhoáng, lấp lánh đối với nghệ thuật đương đại mà chúng ta đang theo
Mùa mốt mới nhất, gã Galliano háo chiến, chàng Marc Jacobs nghịch ngợm, nhà tiên tri Miuccia Prada hay ông thợ may Alessandro Michele của Gucci khôi phục, đã lôi ra từ những căn gác xép, tủ đồ cũ, căn nhà kho ẩm thấp những món đồ cổ xưa và tạo nên cuộc cách mạng thời trang mới cho vintage.
Hiển nhiên "khúc tình xưa thập niên 70" đã được khoác lên mình chiếc áo mới với giá trị nghệ thuật cao quý và tính ứng dụng tuyệt vời.
Những trang phục như lôi ra từ những căn gác xép cũ kỹ
Cách tân mang dáng vẻ độc đáo hơi lập dị
Nét văn học cổ điển và thuyết hiện sinh được sắp đặt làm sống dậy thời hoàng kim với nét đẹp “lỗi thời” khó cưỡng trong khúc tình xưa thập niên 70s