Bắt đầu phát triển với những sản phẩm yên và cương ngựa, ngày nay, hermès lại nổi tiếng với những chiếc túi xách khiến hàng triệu phụ nữ “điên đảo”.
Hermès – chặng đường dài qua 3 thế kỷ Hermès là một trong những hãng thời trang cao cấp và lâu đời nhất tại Pháp, được Thierry Hermès thành lập vào năm 1837, với sản phẩm chính là những mặt hàng thủ công cao cấp dành cho đối tượng khách hàng là giới quý tộc châu Âu. Là người Đức nhập cư và phát triển công việc kinh doanh tại Paris (Pháp), nhưng Thierry Hermès nhanh chóng chiếm được cảm tình của khách hàng tại đây với những sản phẩm sang trọng, đặc biệt là đồ da thuộc và cương ngựa. Sản phẩm của Hermès và ông chủ Thierry nhận được nhiều lời tán dương, giải thưởng và cả mề đay danh dự của Hiệp hội thương mại Pháp lúc bấy giờ. Thierry Hermès – người sáng lập ra hãng thời trang Hermès Sau khi Thierry ra đi, con trai ông, Charles-Émile Hermès đã tiếp quản công việc kinh doanh của cha và chuyển cửa hàng đến đường Faubourg Saint-Honoré, Paris. Đến nay, trụ sở chính của Hermès vẫn nằm trên con đường này. Dưới quyền quản lý của Hermès-con, thương hiệu này có thêm sản phẩm mới: những chiếc yên ngựa sang trọng. Các sản phẩm của Hermès bắt đầu được bán rộng rãi tới đông đảo khách hàng hơn là chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu như trước kia. Thị trường của Hermès cũng được mở rộng tới các quốc gia châu Âu ngoài Pháp, Nam Phi, Nga, châu Á và châu Mỹ. Hermès có một hành trình phát triển khá thuận lợi, qua những thăng trầm của thời cuộc, năm tháng khó Khăn như thế chiến thứ nhất và thứ 2. Sau khoảng thời gian hưng thịnh kéo dài từ cuối thế kỷ 19 đến những năm 70 của thế kỷ 20, Hermès bắt đầu tụt dốc. Sự gia nhập ngành thời trang của một số hãng mới, sự khan hiếm về nguyên liệu da khiến công ty sản xuất các mặt hàng da thật như Hermès gặp nhiều khó khăn so với các hãng sản xuất các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu nhân tạo. Hermès cũng đẩy mạnh hoạt động sản xuất các loại phụ kiện trang sức, đồng hồ… với những thiết kế tinh xảo, thu hút. Điều này đặt ra cho Hermès những thử thách mới, con đường mới để có thể tiếp tục tồn tại và có thể cạnh tranh với các thương hiệu thời trang khác. Jean Louis Dumas – người góp phần đưa Hermès đến đỉnh cao với việc thiết kế ra túi Hermès Birkin Jean Louis Dumas, người tiếp quản vị trí quản lý đời thứ 4 của Hermès đã đưa Hermès đến một giai đoạn mới. Bên cạnh các sản phẩm làm từ da như giày dép, túi xách, Hermès bắt đầu đẩy mạnh việc giới thiệu tới khách hàng các mặt hàng được làm từ lụa và quần áo thời trang may sẵn. Các sản phẩm này đã từng xuất hiện trong các bộ sưu tập của Hermès trước kia, nhưng chưa từng được coi là các mặt hàng chủ đạo của hãng. Nguyên tắc chế tác thủ công vẫn được tuân thủ một cách triệt để. Nhanh chóng, các sản phẩm từ lụa như khăn, quần áo, cravat của Hermès được xếp vào danh sách các mặt hàng cao cấp, là những món đồ sang trọng mà những người sành điệu đều mong muốn được sở hữu. Trong những năm 80, những chiếc áo jacket da rắn và quần jean, giày da đà điểu của Hermès trở thành những món đồ thịnh hành. Các sản phẩm này đã đem đến 460 triệu đô la cho hãng vào năm 1990. Đến nay, tổng tài sản của hãng đạt gần 3.000 tỷ euro. Bất chấp khủng hoảng kinh tế đang xảy ra tại châu Âu cùng nhiều khu vực khác, những món hàng đắt đỏ của Hermès vẫn đạt mức tiêu thụ như mong muốn. Logo của hãng Hermès có hình xe ngựa – gợi nhớ về sản phẩm đầu tiên của hãng là yên và cương ngựa Đến nay, qua gần 200 năm hình thành và phát triển, Hermès không chỉ là hãng thời trang nổi tiếng mà còn là niềm tự hào của nước Pháp. Nhắc đến Hermès, người ta nhớ đến những điều đẳng cấp, quý phái, không phải ai cũng có thể sở hữu, nhưng lại là niềm mơ ước của không ít những tín đồ hàng hiệu. Túi Hermès – huyền thoại của thời trang Túi Kelly có mặt vào những năm 30 của thế kỷ trước Nói đến Hermès, người ta sẽ nhớ đến những chiếc túi Hermès Birkin. Nhưng trước khi nói về chiếc túi đẳng cấp này, hãy ngược lại lịch sử của hãng để biết rằng, chiếc túi đầu tiên của Hermès ra đời vào năm 1922, khi vợ của Émile-Maurice Hermès – quản lý của hãng lúc bấy giờ không tìm được cho mình một chiếc túi ưng ý. Chiều vợ, Émile-Maurice đã tự tay thiết kế một chiếc túi và đây chính là chiếc túi đầu tiên của Hermès. Cũng bắt đầu từ đây, Hermès chính thức bước vào lĩnh thực thời trang túi xách. Trong lịch sử các thiết kế túi xách của Hermès, có 2 dòng túi nổi tiếng gắn liền với tên tuổi các nữ minh tinh, đó là Grace Kelly và Jane Birkin. Công nương Kelly của xứ Monaco đã góp phần làm nên huyền thoại cho chiếc túi Kelly Thực tế, những chiếc túi mang tên Kelly được giới thiệu từ những năm 30 của thế kỷ trước, là một loại túi xách lấy cảm hứng từ túi đựng yên cương ngựa, đã được cách điệu, thêm quai, làm cho nhỏ lại. Tên sơ khai của dòng túi này là “Sac à dépêches” (túi văn phòng). Năm 1956, khi nữ diễn viên nổi tiếng Kelly Grace, vừa trở thành công nương xứ Monaco dùng chiếc túi này để che bụng bầu trước những tay săn ảnh, thì con đường của những chiếc túi Hermès đã bước sang một trang khác. Bức ảnh này nhanh chóng được phát tán rộng rãi, lên trang bìa tạp chí Life, và Hermès đã đổi tên sản phẩm của mình thành túi Kelly. Mỗi một chiếc túi Kelly được một nghệ nhân làm trong khoảng 18 giờ, hoàn toàn thủ công. Khi về đến xưởng để phục vụ cho hoạt động sản xuất, da đã được thuộc và chăm chút cẩn thận, chỉ chờ “phép màu” của những người may túi để biến nó thành những sản phẩm có giá hàng nghìn đô la Mỹ. Da dê là loại da thường được sử dụng để làm lót cho túi, sẽ là phần đầu tiên được may. Sau đó, phần da chính sẽ được từng người thợ thủ công xử lý. Người thợ chuyên làm da báo sẽ có những sản phẩm riêng của mình, khác biệt với sản phẩm của những người thợ chuyên xử lý da cá sấu. Túi Kelly có một quai xách và một dây quai chéo có thể tháo rời. Móc và khóa của túi đều được làm bằng vàng hoặc có nạm kim cương. Với tất cả những yếu tố đó, một chiếc túi Kelly có giá ít nhất từ 6.000 đô la Mỹ trở lên. Hermès nổi tiếng với các sản phẩm túi xách Tuy là biểu tượng cho sự sang trọng, quý phái, nhưng túi Kelly cũng có những bất tiện của riêng nó. Thiết kế khá nhỏ và góc cạnh chỉ thích hợp với những bữa tiệc, khi những chiếc túi được sử dụng giống như đồ trang sức hơn là có có tác dụng đựng đồ. Năm 1984, một lần tình cờ, Jean-Louis Dumas – CEO của Hermès lúc bấy giờ ngồi cạnh nữ diễn viên – người mẫu nổi tiếng Jane Birkin trong một sự kiện. Người đẹp bất ngờ than phiền về những chiếc túi xách của mình, và về cả túi Kelly – chiếc túi huyền thoại với phái đẹp. Jane cho rằng túi Kelly khá cứng nhắc và không tiện dụng cho những buổi đi dạo cuối tuần. Vậy là, những chiếc túi được thiết kế đáp ứng cho nhu cầu thường ngày của các quý bà, quý cô đã được Jean Louis Dumas tạo ra và được đặt tên là Hermès Birkin. Ngay lập tức, Hermès Birkin trở thành biểu tượng quyền lực trong thế giới thời trang. Túi Hermès Birkin đại diện cho hình ảnh quyền lực của Hermès trong làng thời trang thế giới Hermès Birkin được thiết kế mềm mại hơn túi Kelly, kiểu dáng to, tiện ích. Birkin không có quai để đeo, nhưng điều đó không thực sự cần thiết, khi hai quai mềm mại vừa có thể xách hoặc đeo tùy sở thích. Yếu tố làm nên giá trị huyền thoại của Hermès Birkin là chúng được làm bởi các nghệ nhân cao tuổi và có tay nghề cao. So với túi Kelly chỉ mất 18 giờ đến hoàn thành, một chiếc Hermès Birkin có thể mất từ 48-50 giờ để thực hiện xong các công đoạn may, khâu, đánh bóng, chỉnh sửa, ghép khóa, móc… Hermès Birkin được làm từ những loại da cao cấp, nhưng độc đáo và đắt giá nhất vẫn là da cá sấu nước mặn. Một điều khiến phái đẹp khắp nơi khao khát một chiếc Hermès Birkin, để khẳng định đẳng cấp và quyền lực của mình, đó là những chiếc túi này được sản xuất giới hạn, không một chiếc nào giống 100% chiếc nào và chỉ có những khách hàng VIP mới có thể sở hữu. Từ sao ta đến sao tây đều mê mẩn túi Hermès Birkin. Victoris Beckham có bộ sưu tập túi của Hermès lên đến 2 triệu đô la Mỹ Dù có là người nổi tiếng, giàu có hay quyền lực, bạn cũng sẽ đều nằm trong danh sách chờ mới có được được một chiếc Birkin, và thời gian từ lúc đặt hàng đến lúc được cầm trên tay chiếc túi mong ước có thể kéo dài từ 1-2 năm. Không dễ dàng để sỏ hữu là vậy, nhưng thay vì đến những cửa hàng sang trọng chọn cho mình những sản phẩm của Chanel, Gucci… các quý cô, quý bà vẫn sàng đầu tư thời gian và tiền bạc vào Birkin của Hermès. Tuy nhiên, từ năm 2010, hãng đã bỏ chế độ đặt hàng và chờ đợi. Thay vào đó là một chiếc lược thông minh hơn, dành quyền mua những chiếc túi Hermès Birkin cho những khách hàng thường xuyên mua đồ của hãng. Hãy tiêu tiền cho những chiếc khăn lụa, đồ thủy tinh hay đồng hồ Hermès, rồi bạn sẽ được các nhân viên niềm nở giới thiệu những chiếc túi Birkin cất bên trong những cửa hàng sang trọng. Một chiếc túi Birkin có giá từ hàng chục nghìn đô la Mỹ trở lên, tùy loại da, kích cỡ, móc mạ vàng, vàng thật và có nạm kim cương hay không. Và chiến lược bán hàng thông minh, luôn “vờ như chẳng có hàng”, Hermès Birkin đã khiến giới mê thời trang phải “điên đảo” vì chắc chắn, ai cũng mong muốn có được thứ sản xuất giới hạn, duy nhất và không dễ dàng có được. Lụa Hermès – sức mạnh của sự mềm mại Khăn lụa Hermès tinh tế, sang trọng Theo thống kê của Forbes vào năm 2011, cứ trung bình 25 giây lại có một chiếc khăn lụa hiệu Hermès được bán ra, ở khoảng 300 gian hàng trên 50 quốc gia. Đây là một con số đáng nể mà bất cứ hãng thời trang nào cũng phải ao ước. Người ta vẫn nói, lụa của Hermes là biểu tượng cho sức mạnh của sự mềm mại. Luôn đặt chất lượng và tính thủ công lên hàng đầu, khăn lụa, đặc biệt là khăn lụa vuông Hermès được phái nữ hâm mộ bởi thiết kế tinh tế, đoan giản và tự nhiên. Kể từ khi chiếc khăn vuông đầu tiên được ra đời vào năm 1937, đến nay, Hermès có khoảng 1.000 mẫu khăn lụa với 200.000 loại hoa văn, màu sắc khác nhau. Đặc biệt, màu sắc của khăn Hermès luôn đạt độ chuẩn, không bị phai màu theo năm tháng. Để hoàn thành một chiếc khăn, các thợ thủ công của Hermès mất khá nhiều thời gian ở công đoạn nhuộm màu, bởi thời gian nhuộm và phủ các màu khác nhau lên khăn phải mất ít nhất một tháng, đảm bảo cho màu được nhuộm trước được khô, thấm đều và không bị phai khi có màu khác được phủ lên. Tới nay, trải qua hàng trăm năm phát triển, từ sản phẩm yên, cương ngựa ban đầu, đến nay, Hermès đã có tới 14 dòng sản phẩm khác nhau, bao gồm các sản phẩm bằng da (túi xách, va li, yên, cương ngựa..), lụa (khăn lụa, cravat..), trang phục cao cấp, nước hoa nam nữ, đồng hồ, đồ thủy tinh, hộp đựng quà… Tất cả đều được làm thủ công, đề cao tính tỉ mỉ, chau chuốt, thẩm mỹ. Hơn tất cả, Hermès có sức mạnh đặc biệt để các khách hàng thượng đế sẵn sàng bỏ ra những khoản tiền “trên trời”. Và không có ai nói rằng, họ xa xỉ hay thừa tiền để làm điều đó, vì Hermès xứng đáng được yêu mến và trân trọng.
Bài viết: http://news.zing.vn/Thuong-hieu-Hermes-va-3-the-ky-huyen-thoai-post263294.html
Nguồn Zing News
Hermès – chặng đường dài qua 3 thế kỷ Hermès là một trong những hãng thời trang cao cấp và lâu đời nhất tại Pháp, được Thierry Hermès thành lập vào năm 1837, với sản phẩm chính là những mặt hàng thủ công cao cấp dành cho đối tượng khách hàng là giới quý tộc châu Âu. Là người Đức nhập cư và phát triển công việc kinh doanh tại Paris (Pháp), nhưng Thierry Hermès nhanh chóng chiếm được cảm tình của khách hàng tại đây với những sản phẩm sang trọng, đặc biệt là đồ da thuộc và cương ngựa. Sản phẩm của Hermès và ông chủ Thierry nhận được nhiều lời tán dương, giải thưởng và cả mề đay danh dự của Hiệp hội thương mại Pháp lúc bấy giờ. Thierry Hermès – người sáng lập ra hãng thời trang Hermès Sau khi Thierry ra đi, con trai ông, Charles-Émile Hermès đã tiếp quản công việc kinh doanh của cha và chuyển cửa hàng đến đường Faubourg Saint-Honoré, Paris. Đến nay, trụ sở chính của Hermès vẫn nằm trên con đường này. Dưới quyền quản lý của Hermès-con, thương hiệu này có thêm sản phẩm mới: những chiếc yên ngựa sang trọng. Các sản phẩm của Hermès bắt đầu được bán rộng rãi tới đông đảo khách hàng hơn là chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu như trước kia. Thị trường của Hermès cũng được mở rộng tới các quốc gia châu Âu ngoài Pháp, Nam Phi, Nga, châu Á và châu Mỹ. Hermès có một hành trình phát triển khá thuận lợi, qua những thăng trầm của thời cuộc, năm tháng khó khăn như thế chiến thứ nhất và thứ 2. Sau khoảng thời gian hưng thịnh kéo dài từ cuối thế kỷ 19 đến những năm 70 của thế kỷ 20, Hermès bắt đầu tụt dốc. Sự gia nhập ngành thời trang của một số hãng mới, sự khan hiếm về nguyên liệu da khiến công ty sản xuất các mặt hàng da thật như Hermès gặp nhiều khó khăn so với các hãng sản xuất các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu nhân tạo. Hermès cũng đẩy mạnh hoạt động sản xuất các loại phụ kiện trang sức, đồng hồ… với những thiết kế tinh xảo, thu hút. Điều này đặt ra cho Hermès những thử thách mới, con đường mới để có thể tiếp tục tồn tại và có thể cạnh tranh với các thương hiệu thời trang khác. Jean Louis Dumas – người góp phần đưa Hermès đến đỉnh cao với việc thiết kế ra túi Hermès Birkin Jean Louis Dumas, người tiếp quản vị trí quản lý đời thứ 4 của Hermès đã đưa Hermès đến một giai đoạn mới. Bên cạnh các sản phẩm làm từ da như giày dép, túi xách, Hermès bắt đầu đẩy mạnh việc giới thiệu tới khách hàng các mặt hàng được làm từ lụa và quần áo thời trang may sẵn. Các sản phẩm này đã từng xuất hiện trong các bộ sưu tập của Hermès trước kia, nhưng chưa từng được coi là các mặt hàng chủ đạo của hãng. Nguyên tắc chế tác thủ công vẫn được tuân thủ một cách triệt để. Nhanh chóng, các sản phẩm từ lụa như khăn, quần áo, cravat của Hermès được xếp vào danh sách các mặt hàng cao cấp, là những món đồ sang trọng mà những người sành điệu đều mong muốn được sở hữu. Trong những năm 80, những chiếc áo jacket da rắn và quần jean, giày da đà điểu của Hermès trở thành những món đồ thịnh hành. Các sản phẩm này đã đem đến 460 triệu đô la cho hãng vào năm 1990. Đến nay, tổng tài sản của hãng đạt gần 3.000 tỷ euro. Bất chấp khủng hoảng kinh tế đang xảy ra tại châu Âu cùng nhiều khu vực khác, những món hàng đắt đỏ của Hermès vẫn đạt mức tiêu thụ như mong muốn. Logo của hãng Hermès có hình xe ngựa – gợi nhớ về sản phẩm đầu tiên của hãng là yên và cương ngựa Đến nay, qua gần 200 năm hình thành và phát triển, Hermès không chỉ là hãng thời trang nổi tiếng mà còn là niềm tự hào của nước Pháp. Nhắc đến Hermès, người ta nhớ đến những điều đẳng cấp, quý phái, không phải ai cũng có thể sở hữu, nhưng lại là niềm mơ ước của không ít những tín đồ hàng hiệu. Túi Hermès – huyền thoại của thời trang Túi Kelly có mặt vào những năm 30 của thế kỷ trước Nói đến Hermès, người ta sẽ nhớ đến những chiếc túi Hermès Birkin. Nhưng trước khi nói về chiếc túi đẳng cấp này, hãy ngược lại lịch sử của hãng để biết rằng, chiếc túi đầu tiên của Hermès ra đời vào năm 1922, khi vợ của Émile-Maurice Hermès – quản lý của hãng lúc bấy giờ không tìm được cho mình một chiếc túi ưng ý. Chiều vợ, Émile-Maurice đã tự tay thiết kế một chiếc túi và đây chính là chiếc túi đầu tiên của Hermès. Cũng bắt đầu từ đây, Hermès chính thức bước vào lĩnh thực thời trang túi xách. Trong lịch sử các thiết kế túi xách của Hermès, có 2 dòng túi nổi tiếng gắn liền với tên tuổi các nữ minh tinh, đó là Grace Kelly và Jane Birkin. Công nương Kelly của xứ Monaco đã góp phần làm nên huyền thoại cho chiếc túi Kelly Thực tế, những chiếc túi mang tên Kelly được giới thiệu từ những năm 30 của thế kỷ trước, là một loại túi xách lấy cảm hứng từ túi đựng yên cương ngựa, đã được cách điệu, thêm quai, làm cho nhỏ lại. Tên sơ khai của dòng túi này là “Sac à dépêches” (túi văn phòng). Năm 1956, khi nữ diễn viên nổi tiếng Kelly Grace, vừa trở thành công nương xứ Monaco dùng chiếc túi này để che bụng bầu trước những tay săn ảnh, thì con đường của những chiếc túi Hermès đã bước sang một trang khác. Bức ảnh này nhanh chóng được phát tán rộng rãi, lên trang bìa tạp chí Life, và Hermès đã đổi tên sản phẩm của mình thành túi Kelly. Mỗi một chiếc túi Kelly được một nghệ nhân làm trong khoảng 18 giờ, hoàn toàn thủ công. Khi về đến xưởng để phục vụ cho hoạt động sản xuất, da đã được thuộc và chăm chút cẩn thận, chỉ chờ “phép màu” của những người may túi để biến nó thành những sản phẩm có giá hàng nghìn đô la Mỹ. Da dê là loại da thường được sử dụng để làm lót cho túi, sẽ là phần đầu tiên được may. Sau đó, phần da chính sẽ được từng người thợ thủ công xử lý. Người thợ chuyên làm da báo sẽ có những sản phẩm riêng của mình, khác biệt với sản phẩm của những người thợ chuyên xử lý da cá sấu. Túi Kelly có một quai xách và một dây quai chéo có thể tháo rời. Móc và khóa của túi đều được làm bằng vàng hoặc có nạm kim cương. Với tất cả những yếu tố đó, một chiếc túi Kelly có giá ít nhất từ 6.000 đô la Mỹ trở lên. Hermès nổi tiếng với các sản phẩm túi xách Tuy là biểu tượng cho sự sang trọng, quý phái, nhưng túi Kelly cũng có những bất tiện của riêng nó. Thiết kế khá nhỏ và góc cạnh chỉ thích hợp với những bữa tiệc, khi những chiếc túi được sử dụng giống như đồ trang sức hơn là có có tác dụng đựng đồ. Năm 1984, một lần tình cờ, Jean-Louis Dumas – CEO của Hermès lúc bấy giờ ngồi cạnh nữ diễn viên – người mẫu nổi tiếng Jane Birkin trong một sự kiện. Người đẹp bất ngờ than phiền về những chiếc túi xách của mình, và về cả túi Kelly – chiếc túi huyền thoại với phái đẹp. Jane cho rằng túi Kelly khá cứng nhắc và không tiện dụng cho những buổi đi dạo cuối tuần. Vậy là, những chiếc túi được thiết kế đáp ứng cho nhu cầu thường ngày của các quý bà, quý cô đã được Jean Louis Dumas tạo ra và được đặt tên là Hermès Birkin. Ngay lập tức, Hermès Birkin trở thành biểu tượng quyền lực trong thế giới thời trang. Túi Hermès Birkin đại diện cho hình ảnh quyền lực của Hermès trong làng thời trang thế giới Hermès Birkin được thiết kế mềm mại hơn túi Kelly, kiểu dáng to, tiện ích. Birkin không có quai để đeo, nhưng điều đó không thực sự cần thiết, khi hai quai mềm mại vừa có thể xách hoặc đeo tùy sở thích. Yếu tố làm nên giá trị huyền thoại của Hermès Birkin là chúng được làm bởi các nghệ nhân cao tuổi và có tay nghề cao. So với túi Kelly chỉ mất 18 giờ đến hoàn thành, một chiếc Hermès Birkin có thể mất từ 48-50 giờ để thực hiện xong các công đoạn may, khâu, đánh bóng, chỉnh sửa, ghép khóa, móc… Hermès Birkin được làm từ những loại da cao cấp, nhưng độc đáo và đắt giá nhất vẫn là da cá sấu nước mặn. Một điều khiến phái đẹp khắp nơi khao khát một chiếc Hermès Birkin, để khẳng định đẳng cấp và quyền lực của mình, đó là những chiếc túi này được sản xuất giới hạn, không một chiếc nào giống 100% chiếc nào và chỉ có những khách hàng VIP mới có thể sở hữu. Từ sao ta đến sao tây đều mê mẩn túi Hermès Birkin. Victoris Beckham có bộ sưu tập túi của Hermès lên đến 2 triệu đô la Mỹ Dù có là người nổi tiếng, giàu có hay quyền lực, bạn cũng sẽ đều nằm trong danh sách chờ mới có được được một chiếc Birkin, và thời gian từ lúc đặt hàng đến lúc được cầm trên tay chiếc túi mong ước có thể kéo dài từ 1-2 năm. Không dễ dàng để sỏ hữu là vậy, nhưng thay vì đến những cửa hàng sang trọng chọn cho mình những sản phẩm của Chanel, Gucci… các quý cô, quý bà vẫn sàng đầu tư thời gian và tiền bạc vào Birkin của Hermès. Tuy nhiên, từ năm 2010, hãng đã bỏ chế độ đặt hàng và chờ đợi. Thay vào đó là một chiếc lược thông minh hơn, dành quyền mua những chiếc túi Hermès Birkin cho những khách hàng thường xuyên mua đồ của hãng. Hãy tiêu tiền cho những chiếc khăn lụa, đồ thủy tinh hay đồng hồ Hermès, rồi bạn sẽ được các nhân viên niềm nở giới thiệu những chiếc túi Birkin cất bên trong những cửa hàng sang trọng. Một chiếc túi Birkin có giá từ hàng chục nghìn đô la Mỹ trở lên, tùy loại da, kích cỡ, móc mạ vàng, vàng thật và có nạm kim cương hay không. Và chiến lược bán hàng thông minh, luôn “vờ như chẳng có hàng”, Hermès Birkin đã khiến giới mê thời trang phải “điên đảo” vì chắc chắn, ai cũng mong muốn có được thứ sản xuất giới hạn, duy nhất và không dễ dàng có được. Lụa Hermès – sức mạnh của sự mềm mại Khăn lụa Hermès tinh tế, sang trọng Theo thống kê của Forbes vào năm 2011, cứ trung bình 25 giây lại có một chiếc khăn lụa hiệu Hermès được bán ra, ở khoảng 300 gian hàng trên 50 quốc gia. Đây là một con số đáng nể mà bất cứ hãng thời trang nào cũng phải ao ước. Người ta vẫn nói, lụa của Hermes là biểu tượng cho sức mạnh của sự mềm mại. Luôn đặt chất lượng và tính thủ công lên hàng đầu, khăn lụa, đặc biệt là khăn lụa vuông Hermès được phái nữ hâm mộ bởi thiết kế tinh tế, đoan giản và tự nhiên. Kể từ khi chiếc khăn vuông đầu tiên được ra đời vào năm 1937, đến nay, Hermès có khoảng 1.000 mẫu khăn lụa với 200.000 loại hoa văn, màu sắc khác nhau. Đặc biệt, màu sắc của khăn Hermès luôn đạt độ chuẩn, không bị phai màu theo năm tháng. Để hoàn thành một chiếc khăn, các thợ thủ công của Hermès mất khá nhiều thời gian ở công đoạn nhuộm màu, bởi thời gian nhuộm và phủ các màu khác nhau lên khăn phải mất ít nhất một tháng, đảm bảo cho màu được nhuộm trước được khô, thấm đều và không bị phai khi có màu khác được phủ lên. Tới nay, trải qua hàng trăm năm phát triển, từ sản phẩm yên, cương ngựa ban đầu, đến nay, Hermès đã có tới 14 dòng sản phẩm khác nhau, bao gồm các sản phẩm bằng da (túi xách, va li, yên, cương ngựa..), lụa (khăn lụa, cravat..), trang phục cao cấp, nước hoa nam nữ, đồng hồ, đồ thủy tinh, hộp đựng quà… Tất cả đều được làm thủ công, đề cao tính tỉ mỉ, chau chuốt, thẩm mỹ. Hơn tất cả, Hermès có sức mạnh đặc biệt để các khách hàng thượng đế sẵn sàng bỏ ra những khoản tiền “trên trời”. Và không có ai nói rằng, họ xa xỉ hay thừa tiền để làm điều đó, vì Hermès xứng đáng được yêu mến và trân trọng.
Bài viết: http://news.zing.vn/Thuong-hieu-Hermes-va-3-the-ky-huyen-thoai-post263294.html
Nguồn Zing News
Hermès – chặng đường dài qua 3 thế kỷ Hermès là một trong những hãng thời trang cao cấp và lâu đời nhất tại Pháp, được Thierry Hermès thành lập vào năm 1837, với sản phẩm chính là những mặt hàng thủ công cao cấp dành cho đối tượng khách hàng là giới quý tộc châu Âu. Là người Đức nhập cư và phát triển công việc kinh doanh tại Paris (Pháp), nhưng Thierry Hermès nhanh chóng chiếm được cảm tình của khách hàng tại đây với những sản phẩm sang trọng, đặc biệt là đồ da thuộc và cương ngựa. Sản phẩm của Hermès và ông chủ Thierry nhận được nhiều lời tán dương, giải thưởng và cả mề đay danh dự của Hiệp hội thương mại Pháp lúc bấy giờ. Thierry Hermès – người sáng lập ra hãng thời trang Hermès Sau khi Thierry ra đi, con trai ông, Charles-Émile Hermès đã tiếp quản công việc kinh doanh của cha và chuyển cửa hàng đến đường Faubourg Saint-Honoré, Paris. Đến nay, trụ sở chính của Hermès vẫn nằm trên con đường này. Dưới quyền quản lý của Hermès-con, thương hiệu này có thêm sản phẩm mới: những chiếc yên ngựa sang trọng. Các sản phẩm của Hermès bắt đầu được bán rộng rãi tới đông đảo khách hàng hơn là chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu như trước kia. Thị trường của Hermès cũng được mở rộng tới các quốc gia châu Âu ngoài Pháp, Nam Phi, Nga, châu Á và châu Mỹ. Hermès có một hành trình phát triển khá thuận lợi, qua những thăng trầm của thời cuộc, năm tháng khó khăn như thế chiến thứ nhất và thứ 2. Sau khoảng thời gian hưng thịnh kéo dài từ cuối thế kỷ 19 đến những năm 70 của thế kỷ 20, Hermès bắt đầu tụt dốc. Sự gia nhập ngành thời trang của một số hãng mới, sự khan hiếm về nguyên liệu da khiến công ty sản xuất các mặt hàng da thật như Hermès gặp nhiều khó khăn so với các hãng sản xuất các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu nhân tạo. Hermès cũng đẩy mạnh hoạt động sản xuất các loại phụ kiện trang sức, đồng hồ… với những thiết kế tinh xảo, thu hút. Điều này đặt ra cho Hermès những thử thách mới, con đường mới để có thể tiếp tục tồn tại và có thể cạnh tranh với các thương hiệu thời trang khác. Jean Louis Dumas – người góp phần đưa Hermès đến đỉnh cao với việc thiết kế ra túi Hermès Birkin Jean Louis Dumas, người tiếp quản vị trí quản lý đời thứ 4 của Hermès đã đưa Hermès đến một giai đoạn mới. Bên cạnh các sản phẩm làm từ da như giày dép, túi xách, Hermès bắt đầu đẩy mạnh việc giới thiệu tới khách hàng các mặt hàng được làm từ lụa và quần áo thời trang may sẵn. Các sản phẩm này đã từng xuất hiện trong các bộ sưu tập của Hermès trước kia, nhưng chưa từng được coi là các mặt hàng chủ đạo của hãng. Nguyên tắc chế tác thủ công vẫn được tuân thủ một cách triệt để. Nhanh chóng, các sản phẩm từ lụa như khăn, quần áo, cravat của Hermès được xếp vào danh sách các mặt hàng cao cấp, là những món đồ sang trọng mà những người sành điệu đều mong muốn được sở hữu. Trong những năm 80, những chiếc áo jacket da rắn và quần jean, giày da đà điểu của Hermès trở thành những món đồ thịnh hành. Các sản phẩm này đã đem đến 460 triệu đô la cho hãng vào năm 1990. Đến nay, tổng tài sản của hãng đạt gần 3.000 tỷ euro. Bất chấp khủng hoảng kinh tế đang xảy ra tại châu Âu cùng nhiều khu vực khác, những món hàng đắt đỏ của Hermès vẫn đạt mức tiêu thụ như mong muốn. Logo của hãng Hermès có hình xe ngựa – gợi nhớ về sản phẩm đầu tiên của hãng là yên và cương ngựa Đến nay, qua gần 200 năm hình thành và phát triển, Hermès không chỉ là hãng thời trang nổi tiếng mà còn là niềm tự hào của nước Pháp. Nhắc đến Hermès, người ta nhớ đến những điều đẳng cấp, quý phái, không phải ai cũng có thể sở hữu, nhưng lại là niềm mơ ước của không ít những tín đồ hàng hiệu. Túi Hermès – huyền thoại của thời trang Túi Kelly có mặt vào những năm 30 của thế kỷ trước Nói đến Hermès, người ta sẽ nhớ đến những chiếc túi Hermès Birkin. Nhưng trước khi nói về chiếc túi đẳng cấp này, hãy ngược lại lịch sử của hãng để biết rằng, chiếc túi đầu tiên của Hermès ra đời vào năm 1922, khi vợ của Émile-Maurice Hermès – quản lý của hãng lúc bấy giờ không tìm được cho mình một chiếc túi ưng ý. Chiều vợ, Émile-Maurice đã tự tay thiết kế một chiếc túi và đây chính là chiếc túi đầu tiên của Hermès. Cũng bắt đầu từ đây, Hermès chính thức bước vào lĩnh thực thời trang túi xách. Trong lịch sử các thiết kế túi xách của Hermès, có 2 dòng túi nổi tiếng gắn liền với tên tuổi các nữ minh tinh, đó là Grace Kelly và Jane Birkin. Công nương Kelly của xứ Monaco đã góp phần làm nên huyền thoại cho chiếc túi Kelly Thực tế, những chiếc túi mang tên Kelly được giới thiệu từ những năm 30 của thế kỷ trước, là một loại túi xách lấy cảm hứng từ túi đựng yên cương ngựa, đã được cách điệu, thêm quai, làm cho nhỏ lại. Tên sơ khai của dòng túi này là “Sac à dépêches” (túi văn phòng). Năm 1956, khi nữ diễn viên nổi tiếng Kelly Grace, vừa trở thành công nương xứ Monaco dùng chiếc túi này để che bụng bầu trước những tay săn ảnh, thì con đường của những chiếc túi Hermès đã bước sang một trang khác. Bức ảnh này nhanh chóng được phát tán rộng rãi, lên trang bìa tạp chí Life, và Hermès đã đổi tên sản phẩm của mình thành túi Kelly. Mỗi một chiếc túi Kelly được một nghệ nhân làm trong khoảng 18 giờ, hoàn toàn thủ công. Khi về đến xưởng để phục vụ cho hoạt động sản xuất, da đã được thuộc và chăm chút cẩn thận, chỉ chờ “phép màu” của những người may túi để biến nó thành những sản phẩm có giá hàng nghìn đô la Mỹ. Da dê là loại da thường được sử dụng để làm lót cho túi, sẽ là phần đầu tiên được may. Sau đó, phần da chính sẽ được từng người thợ thủ công xử lý. Người thợ chuyên làm da báo sẽ có những sản phẩm riêng của mình, khác biệt với sản phẩm của những người thợ chuyên xử lý da cá sấu. Túi Kelly có một quai xách và một dây quai chéo có thể tháo rời. Móc và khóa của túi đều được làm bằng vàng hoặc có nạm kim cương. Với tất cả những yếu tố đó, một chiếc túi Kelly có giá ít nhất từ 6.000 đô la Mỹ trở lên. Hermès nổi tiếng với các sản phẩm túi xách Tuy là biểu tượng cho sự sang trọng, quý phái, nhưng túi Kelly cũng có những bất tiện của riêng nó. Thiết kế khá nhỏ và góc cạnh chỉ thích hợp với những bữa tiệc, khi những chiếc túi được sử dụng giống như đồ trang sức hơn là có có tác dụng đựng đồ. Năm 1984, một lần tình cờ, Jean-Louis Dumas – CEO của Hermès lúc bấy giờ ngồi cạnh nữ diễn viên – người mẫu nổi tiếng Jane Birkin trong một sự kiện. Người đẹp bất ngờ than phiền về những chiếc túi xách của mình, và về cả túi Kelly – chiếc túi huyền thoại với phái đẹp. Jane cho rằng túi Kelly khá cứng nhắc và không tiện dụng cho những buổi đi dạo cuối tuần. Vậy là, những chiếc túi được thiết kế đáp ứng cho nhu cầu thường ngày của các quý bà, quý cô đã được Jean Louis Dumas tạo ra và được đặt tên là Hermès Birkin. Ngay lập tức, Hermès Birkin trở thành biểu tượng quyền lực trong thế giới thời trang. Túi Hermès Birkin đại diện cho hình ảnh quyền lực của Hermès trong làng thời trang thế giới Hermès Birkin được thiết kế mềm mại hơn túi Kelly, kiểu dáng to, tiện ích. Birkin không có quai để đeo, nhưng điều đó không thực sự cần thiết, khi hai quai mềm mại vừa có thể xách hoặc đeo tùy sở thích. Yếu tố làm nên giá trị huyền thoại của Hermès Birkin là chúng được làm bởi các nghệ nhân cao tuổi và có tay nghề cao. So với túi Kelly chỉ mất 18 giờ đến hoàn thành, một chiếc Hermès Birkin có thể mất từ 48-50 giờ để thực hiện xong các công đoạn may, khâu, đánh bóng, chỉnh sửa, ghép khóa, móc… Hermès Birkin được làm từ những loại da cao cấp, nhưng độc đáo và đắt giá nhất vẫn là da cá sấu nước mặn. Một điều khiến phái đẹp khắp nơi khao khát một chiếc Hermès Birkin, để khẳng định đẳng cấp và quyền lực của mình, đó là những chiếc túi này được sản xuất giới hạn, không một chiếc nào giống 100% chiếc nào và chỉ có những khách hàng VIP mới có thể sở hữu. Từ sao ta đến sao tây đều mê mẩn túi Hermès Birkin. Victoris Beckham có bộ sưu tập túi của Hermès lên đến 2 triệu đô la Mỹ Dù có là người nổi tiếng, giàu có hay quyền lực, bạn cũng sẽ đều nằm trong danh sách chờ mới có được được một chiếc Birkin, và thời gian từ lúc đặt hàng đến lúc được cầm trên tay chiếc túi mong ước có thể kéo dài từ 1-2 năm. Không dễ dàng để sỏ hữu là vậy, nhưng thay vì đến những cửa hàng sang trọng chọn cho mình những sản phẩm của Chanel, Gucci… các quý cô, quý bà vẫn sàng đầu tư thời gian và tiền bạc vào Birkin của Hermès. Tuy nhiên, từ năm 2010, hãng đã bỏ chế độ đặt hàng và chờ đợi. Thay vào đó là một chiếc lược thông minh hơn, dành quyền mua những chiếc túi Hermès Birkin cho những khách hàng thường xuyên mua đồ của hãng. Hãy tiêu tiền cho những chiếc khăn lụa, đồ thủy tinh hay đồng hồ Hermès, rồi bạn sẽ được các nhân viên niềm nở giới thiệu những chiếc túi Birkin cất bên trong những cửa hàng sang trọng. Một chiếc túi Birkin có giá từ hàng chục nghìn đô la Mỹ trở lên, tùy loại da, kích cỡ, móc mạ vàng, vàng thật và có nạm kim cương hay không. Và chiến lược bán hàng thông minh, luôn “vờ như chẳng có hàng”, Hermès Birkin đã khiến giới mê thời trang phải “điên đảo” vì chắc chắn, ai cũng mong muốn có được thứ sản xuất giới hạn, duy nhất và không dễ dàng có được. Lụa Hermès – sức mạnh của sự mềm mại Khăn lụa Hermès tinh tế, sang trọng Theo thống kê của Forbes vào năm 2011, cứ trung bình 25 giây lại có một chiếc khăn lụa hiệu Hermès được bán ra, ở khoảng 300 gian hàng trên 50 quốc gia. Đây là một con số đáng nể mà bất cứ hãng thời trang nào cũng phải ao ước. Người ta vẫn nói, lụa của Hermes là biểu tượng cho sức mạnh của sự mềm mại. Luôn đặt chất lượng và tính thủ công lên hàng đầu, khăn lụa, đặc biệt là khăn lụa vuông Hermès được phái nữ hâm mộ bởi thiết kế tinh tế, đoan giản và tự nhiên. Kể từ khi chiếc khăn vuông đầu tiên được ra đời vào năm 1937, đến nay, Hermès có khoảng 1.000 mẫu khăn lụa với 200.000 loại hoa văn, màu sắc khác nhau. Đặc biệt, màu sắc của khăn Hermès luôn đạt độ chuẩn, không bị phai màu theo năm tháng. Để hoàn thành một chiếc khăn, các thợ thủ công của Hermès mất khá nhiều thời gian ở công đoạn nhuộm màu, bởi thời gian nhuộm và phủ các màu khác nhau lên khăn phải mất ít nhất một tháng, đảm bảo cho màu được nhuộm trước được khô, thấm đều và không bị phai khi có màu khác được phủ lên. Tới nay, trải qua hàng trăm năm phát triển, từ sản phẩm yên, cương ngựa ban đầu, đến nay, Hermès đã có tới 14 dòng sản phẩm khác nhau, bao gồm các sản phẩm bằng da (túi xách, va li, yên, cương ngựa..), lụa (khăn lụa, cravat..), trang phục cao cấp, nước hoa nam nữ, đồng hồ, đồ thủy tinh, hộp đựng quà… Tất cả đều được làm thủ công, đề cao tính tỉ mỉ, chau chuốt, thẩm mỹ. Hơn tất cả, Hermès có sức mạnh đặc biệt để các khách hàng thượng đế sẵn sàng bỏ ra những khoản tiền “trên trời”. Và không có ai nói rằng, họ xa xỉ hay thừa tiền để làm điều đó, vì Hermès xứng đáng được yêu mến và trân trọng.
Bài viết: http://news.zing.vn/Thuong-hieu-Hermes-va-3-the-ky-huyen-thoai-post263294.html
Nguồn Zing News
Hermès – chặng đường dài qua 3 thế kỷ
Hermès – chặng đường dài qua 3 thế kỷ Hermès là một trong những hãng thời trang cao cấp và lâu đời nhất tại Pháp, được Thierry Hermès thành lập vào năm 1837, với sản phẩm chính là những mặt hàng thủ công cao cấp dành cho đối tượng khách hàng là giới quý tộc châu Âu. Là người Đức nhập cư và phát triển công việc kinh doanh tại Paris (Pháp), nhưng Thierry Hermès nhanh chóng chiếm được cảm tình của khách hàng tại đây với những sản phẩm sang trọng, đặc biệt là đồ da thuộc và cương ngựa. Sản phẩm của Hermès và ông chủ Thierry nhận được nhiều lời tán dương, giải thưởng và cả mề đay danh dự của Hiệp hội thương mại Pháp lúc bấy giờ.
Thierry Hermès – người sáng lập ra hãng thời trang Hermès
Sau khi Thierry ra đi, con trai ông, Charles-Émile Hermès đã tiếp quản công việc kinh doanh của cha và chuyển cửa hàng đến đường Faubourg Saint-Honoré, Paris. Đến nay, trụ sở chính của Hermès vẫn nằm trên con đường này. Dưới quyền quản lý của Hermès-con, thương hiệu này có thêm sản phẩm mới: những chiếc yên ngựa sang trọng. Các sản phẩm của Hermès bắt đầu được bán rộng rãi tới đông đảo khách hàng hơn là chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu như trước kia. Thị trường của Hermès cũng được mở rộng tới các quốc gia châu Âu ngoài Pháp, Nam Phi, Nga, châu Á và châu Mỹ. Hermès có một hành trình phát triển khá thuận lợi, qua những thăng trầm của thời cuộc, năm tháng khó khăn như thế chiến thứ nhất và thứ 2. Sau khoảng thời gian hưng thịnh kéo dài từ cuối thế kỷ 19 đến những năm 70 của thế kỷ 20, Hermès bắt đầu tụt dốc. Sự gia nhập ngành thời trang của một số hãng mới, sự khan hiếm về nguyên liệu da khiến công ty sản xuất các mặt hàng da thật như Hermès gặp nhiều khó khăn so với các hãng sản xuất các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu nhân tạo. Hermès cũng đẩy mạnh hoạt động sản xuất các loại phụ kiện trang sức, đồng hồ… với những thiết kế tinh xảo, thu hút. Điều này đặt ra cho Hermès những thử thách mới, con đường mới để có thể tiếp tục tồn tại và có thể cạnh tranh với các thương hiệu thời trang khác.
Jean Louis Dumas – người góp phần đưa Hermès đến đỉnh cao với việc thiết kế ra túi Hermès Birkin
Jean Louis Dumas, người tiếp quản vị trí quản lý đời thứ 4 của Hermès đã đưa Hermès đến một giai đoạn mới. Bên cạnh các sản phẩm làm từ da như giày dép, túi xách, Hermès bắt đầu đẩy mạnh việc giới thiệu tới khách hàng các mặt hàng được làm từ lụa và quần áo thời trang may sẵn. Các sản phẩm này đã từng xuất hiện trong các bộ sưu tập của Hermès trước kia, nhưng chưa từng được coi là các mặt hàng chủ đạo của hãng. Nguyên tắc chế tác thủ công vẫn được tuân thủ một cách triệt để. Nhanh chóng, các sản phẩm từ lụa như khăn, quần áo, cravat của Hermès được xếp vào danh sách các mặt hàng cao cấp, là những món đồ sang trọng mà những người sành điệu đều mong muốn được sở hữu. Trong những năm 80, những chiếc áo jacket da rắn và quần jean, giày da đà điểu của Hermès trở thành những món đồ thịnh hành. Các sản phẩm này đã đem đến 460 triệu đô la cho hãng vào năm 1990. Đến nay, tổng tài sản của hãng đạt gần 3.000 tỷ euro. Bất chấp khủng hoảng kinh tế đang xảy ra tại châu Âu cùng nhiều khu vực khác, những món hàng đắt đỏ của Hermès vẫn đạt mức tiêu thụ như mong muốn.
Logo của hãng Hermès có hình xe ngựa – gợi nhớ về sản phẩm đầu tiên của hãng là yên và cương ngựa
Đến nay, qua gần 200 năm hình thành và phát triển, Hermès không chỉ là hãng thời trang nổi tiếng mà còn là niềm tự hào của nước Pháp. Nhắc đến Hermès, người ta nhớ đến những điều đẳng cấp, quý phái, không phải ai cũng có thể sở hữu, nhưng lại là niềm mơ ước của không ít những tín đồ hàng hiệu.
Túi Hermès – huyền thoại của thời trang:
Nói đến Hermès, người ta sẽ nhớ đến những chiếc túi Hermès Birkin. Nhưng trước khi nói về chiếc túi đẳng cấp này, hãy ngược lại lịch sử của hãng để biết rằng, chiếc túi đầu tiên của Hermès ra đời vào năm 1922, khi vợ của Émile-Maurice Hermès – quản lý của hãng lúc bấy giờ không tìm được cho mình một chiếc túi ưng ý. Chiều vợ, Émile-Maurice đã tự tay thiết kế một chiếc túi và đây chính là chiếc túi đầu tiên của Hermès. Cũng bắt đầu từ đây, Hermès chính thức bước vào lĩnh thực thời trang túi xách. Trong lịch sử các thiết kế túi xách của Hermès, có 2 dòng túi nổi tiếng gắn liền với tên tuổi các nữ minh tinh, đó là Grace Kelly và Jane Birkin.
Thực tế, những chiếc túi mang tên Kelly được giới thiệu từ những năm 30 của thế kỷ trước, là một loại túi xách lấy cảm hứng từ túi đựng yên cương ngựa, đã được cách điệu, thêm quai, làm cho nhỏ lại. Tên sơ khai của dòng túi này là “Sac à dépêches” (túi văn phòng). Năm 1956, khi nữ diễn viên nổi tiếng Kelly Grace, vừa trở thành công nương xứ Monaco dùng chiếc túi này để che bụng bầu trước những tay săn ảnh, thì con đường của những chiếc túi Hermès đã bước sang một trang khác. Bức ảnh này nhanh chóng được phát tán rộng rãi, lên trang bìa tạp chí Life, và Hermès đã đổi tên sản phẩm của mình thành túi Kelly. Mỗi một chiếc túi Kelly được một nghệ nhân làm trong khoảng 18 giờ, hoàn toàn thủ công. Khi về đến xưởng để phục vụ cho hoạt động sản xuất, da đã được thuộc và chăm chút cẩn thận, chỉ chờ “phép màu” của những người may túi để biến nó thành những sản phẩm có giá hàng nghìn đô la Mỹ. Da dê là loại da thường được sử dụng để làm lót cho túi, sẽ là phần đầu tiên được may. Sau đó, phần da chính sẽ được từng người thợ thủ công xử lý. Người thợ chuyên làm da báo sẽ có những sản phẩm riêng của mình, khác biệt với sản phẩm của những người thợ chuyên xử lý da cá sấu. Túi Kelly có một quai xách và một dây quai chéo có thể tháo rời. Móc và khóa của túi đều được làm bằng vàng hoặc có nạm kim cương. Với tất cả những yếu tố đó, một chiếc túi Kelly có giá ít nhất từ 6.000 đô la Mỹ trở lên.
Tuy là biểu tượng cho sự sang trọng, quý phái, nhưng túi Kelly cũng có những bất tiện của riêng nó. Thiết kế khá nhỏ và góc cạnh chỉ thích hợp với những bữa tiệc, khi những chiếc túi được sử dụng giống như đồ trang sức hơn là có có tác dụng đựng đồ. Năm 1984, một lần tình cờ, Jean-Louis Dumas – CEO của Hermès lúc bấy giờ ngồi cạnh nữ diễn viên – người mẫu nổi tiếng Jane Birkin trong một sự kiện. Người đẹp bất ngờ than phiền về những chiếc túi xách của mình, và về cả túi Kelly – chiếc túi huyền thoại với phái đẹp. Jane cho rằng túi Kelly khá cứng nhắc và không tiện dụng cho những buổi đi dạo cuối tuần. Vậy là, những chiếc túi được thiết kế đáp ứng cho nhu cầu thường ngày của các quý bà, quý cô đã được Jean Louis Dumas tạo ra và được đặt tên là Hermès Birkin. Ngay lập tức, Hermès Birkin trở thành biểu tượng quyền lực trong thế giới thời trang.
Hermès Birkin được thiết kế mềm mại hơn túi Kelly, kiểu dáng to, tiện ích. Birkin không có quai để đeo, nhưng điều đó không thực sự cần thiết, khi hai quai mềm mại vừa có thể xách hoặc đeo tùy sở thích. Yếu tố làm nên giá trị huyền thoại của Hermès Birkin là chúng được làm bởi các nghệ nhân cao tuổi và có tay nghề cao. So với túi Kelly chỉ mất 18 giờ đến hoàn thành, một chiếc Hermès Birkin có thể mất từ 48-50 giờ để thực hiện xong các công đoạn may, khâu, đánh bóng, chỉnh sửa, ghép khóa, móc… Hermès Birkin được làm từ những loại da cao cấp, nhưng độc đáo và đắt giá nhất vẫn là da cá sấu nước mặn. Một điều khiến phái đẹp khắp nơi khao khát một chiếc Hermès Birkin, để khẳng định đẳng cấp và quyền lực của mình, đó là những chiếc túi này được sản xuất giới hạn, không một chiếc nào giống 100% chiếc nào và chỉ có những khách hàng VIP mới có thể sở hữu.
Dù có là người nổi tiếng, giàu có hay quyền lực, bạn cũng sẽ đều nằm trong danh sách chờ mới có được được một chiếc Birkin, và thời gian từ lúc đặt hàng đến lúc được cầm trên tay chiếc túi mong ước có thể kéo dài từ 1-2 năm. Không dễ dàng để sỏ hữu là vậy, nhưng thay vì đến những cửa hàng sang trọng chọn cho mình những sản phẩm của Chanel, Gucci… các quý cô, quý bà vẫn sàng đầu tư thời gian và tiền bạc vào Birkin của Hermès. Tuy nhiên, từ năm 2010, hãng đã bỏ chế độ đặt hàng và chờ đợi. Thay vào đó là một chiếc lược thông minh hơn, dành quyền mua những chiếc túi Hermès Birkin cho những khách hàng thường xuyên mua đồ của hãng. Hãy tiêu tiền cho những chiếc khăn lụa, đồ thủy tinh hay đồng hồ Hermès, rồi bạn sẽ được các nhân viên niềm nở giới thiệu những chiếc túi Birkin cất bên trong những cửa hàng sang trọng. Một chiếc túi Birkin có giá từ hàng chục nghìn đô la Mỹ trở lên, tùy loại da, kích cỡ, móc mạ vàng, vàng thật và có nạm kim cương hay không. Và chiến lược bán hàng thông minh, luôn “vờ như chẳng có hàng”, Hermès Birkin đã khiến giới mê thời trang phải “điên đảo” vì chắc chắn, ai cũng mong muốn có được thứ sản xuất giới hạn, duy nhất và không dễ dàng có được.
Lụa Hermès – sức mạnh của sự mềm mại
Theo thống kê của Forbes vào năm 2011, cứ trung bình 25 giây lại có một chiếc khăn lụa hiệu Hermès được bán ra, ở khoảng 300 gian hàng trên 50 quốc gia. Đây là một con số đáng nể mà bất cứ hãng thời trang nào cũng phải ao ước. Người ta vẫn nói, lụa của Hermes là biểu tượng cho sức mạnh của sự mềm mại. Luôn đặt chất lượng và tính thủ công lên hàng đầu, khăn lụa, đặc biệt là khăn lụa vuông Hermès được phái nữ hâm mộ bởi thiết kế tinh tế, đoan giản và tự nhiên. Kể từ khi chiếc khăn vuông đầu tiên được ra đời vào năm 1937, đến nay, Hermès có khoảng 1.000 mẫu khăn lụa với 200.000 loại hoa văn, màu sắc khác nhau. Đặc biệt, màu sắc của khăn Hermès luôn đạt độ chuẩn, không bị phai màu theo năm tháng. Để hoàn thành một chiếc khăn, các thợ thủ công của Hermès mất khá nhiều thời gian ở công đoạn nhuộm màu, bởi thời gian nhuộm và phủ các màu khác nhau lên khăn phải mất ít nhất một tháng, đảm bảo cho màu được nhuộm trước được khô, thấm đều và không bị phai khi có màu khác được phủ lên.
Tới nay, trải qua hàng trăm năm phát triển, từ sản phẩm yên, cương ngựa ban đầu, đến nay, Hermès đã có tới 14 dòng sản phẩm khác nhau, bao gồm các sản phẩm bằng da (túi xách, va li, yên, cương ngựa..), lụa (khăn lụa, cravat..), trang phục cao cấp, nước hoa nam nữ, đồng hồ, đồ thủy tinh, hộp đựng quà… Tất cả đều được làm thủ công, đề cao tính tỉ mỉ, chau chuốt, thẩm mỹ. Hơn tất cả, Hermès có sức mạnh đặc biệt để các khách hàng thượng đế sẵn sàng bỏ ra những khoản tiền “trên trời”. Và không có ai nói rằng, họ xa xỉ hay thừa tiền để làm điều đó, vì Hermès xứng đáng được yêu mến và trân trọng.
Theo Infonet