trị mụn bằng lăn kim: Nghe thì hợp lý nhưng...
lăn kim không còn là một phương pháp xa lạ với các tín đồ là đẹp nữa. Lăn kim được biết đến như một phương pháp mang đến cho phái đẹp một làn da hoàn hảo. Quá trình lăn kim không chỉ giúp kích thích các tế bào phát triển để tái tạo, sản sinh collagen mà còn tăng cường khả năng đàn hồi cho da.
Phương pháp lăn kim sử dụng một bánh lăn chứa khoảng 200 đầu kim rất bén, rất nhỏ (khoảng 0.07mm), dài khoảng 0.2 - 0.3mm, được làm bằng thép không gỉ chuyên dùng trong y khoa.
Với những khẳng định chắc nịch rằng: “Lăn kim là phương pháp làm đẹp 'một bước' an toàn nhất thế giới, chỉ có lợi mà không hề gây hại”, "công nghệ truyền tai" đã khiến nhiều cô nàng cả tin vướng phải một phen lận đận.
Với tiêu chí làm tổn thương da ở mức độ nhẹ để kích thích quá trình tái tạo da mới, thoạt nghe, hầu hết các cô nàng đều cảm thấy điều này vô cùng hợp lý. Nhưng nếu phân tích, rõ ràng bạn sẽ nhận ra chúng chỉ hợp lý khi còn nằm trên lý thuyết.
Trên thực tế, những làn da mụn vốn dĩ đã chứa rất nhiều vi khuẩn dưới mỗi nhân mụn, chưa kể đến mụn ẩn. Việc dùng hàng trăm đầu kim phá vỡ các nhân mụn được xem là vô cùng nguy hiểm khi chúng vô tình tạo ra môi trường lý tưởng để vi khuẩn xâm hại đến cả những vùng da không bị mụn.
Từ đó, khiến da rơi vào tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng. Tiền mất tật mang là kết quả mà không ít các tín đồ làm đẹp phải hứng chịu khi lựa chọn phương pháp trị mụn bằng lăn kim.
Dở khóc dở cười với "bài ca" lăn kim
Không ít cô nàng vì quá đam mê với phương pháp làm đẹp "một bước" này đã không ngần ngại lựa chọn những trung tâm làm đẹp kém chất lượng với những “gói lăn” sử dụng kim lăn không rõ nguồn gốc, xuất xứ nhưng... giá thành lại rất thích hợp với túi tiền của sinh viên. Và đương nhiên việc này mang đến những rủi ro vô cùng lớn cho khách hàng.
Những đầu kim không đạt tiêu chuẩn về kích thước và độ sắc, khi trị liệu, sẽ dễ làm rách mô liên kết, thủng mao mạch máu, dẫn đến hình thành các ổ tụ huyết cầu dưới da, làm da sạm đen sau khi lăn.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});Khoảng cách giữa các lần điều trị thường kéo dài từ 6 đến 8 tuần nhưng không ít cô nàng lại sốt sắng và tìm cách rút ngắn thời gian, khiến các tế bào da chưa kịp tái tạo đã bị tổn thương, dẫn đến tình trạng da bị viêm nhiễm nặng nề.
Tình trạng da đóng vảy và mẩn đỏ sau lăn kim xảy ra với khá nhiều người. Làn da sau quá trình lăn kim xuất hiện không ít những lỗ nhỏ li ti sưng đỏ rất dễ tạo nên các vết rỗ trên da. Sau khi lăn kim, mụn càng nổi nhiều hơn.Chưa kể, với những trung tâm, thẩm mỹ viện kém chất lượng, việc kim lăn tái sử dụng nhiều lần mang đến nguy cơ lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm, trong đó có HIV/AIDS rất dễ xảy ra.
Các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ của Bệnh viện Da Liễu TP HCM khuyến cáo, lăn kim tưởng chừng như là một phương pháp vô cùng đơn giản (xăm da rồi bôi dưỡng chất), nhưng nếu kỹ thuật lăn không chuẩn, có thể dẫn tới rách da, khiến tình trạng sẹo mụn trở nên xấu hơn.
Vậy nên...
Điều mà không phải ai cũng biết về việc trị mụn bằng lăn kim chính là phương pháp này không hiệu quả đối với mọi người mà nó tuỳ thuộc vào cơ địa cũng như tình trạng da của từng nàng.
Nếu bạn chấp nhận trị mụn bằng lăn kim nghĩa là bạn sẽ phải chấp nhận một chế chế độ chăm sóc rất nghiêm ngặt, chỉ một sơ suất nhỏ cũng khiến kết quả bị ảnh hưởng xấu.
Hãy tìm một trung tâm thật uy tín, tìm hiểu đầy đủ thông tin, lắng nghe tư vấn của nhân viên, và chỉ chấp nhận điều trị nếu bản thân cảm thấy thật sự cần thiết và thoải mái.
Trên thực tế, không ít trường hợp lựa chọn những cơ sở làm đẹp uy tín vẫn rơi vào tình trạng da mặt bị nhiễm trùng, khiến làn da bị hư hại và tình trạng mụn, sẹo, lão hóa nghiêm trọng hơn, thậm chí hỏng cả da mặt.
Chăm chút kỹ càng và cẩn thận cho làn da là điều thiết yếu, nhưng trở thành những cô nàng làm đẹp thông minh mới là điều quan trọng đấy!