Qua nhiều năm tháng thăng trầm chiếc kính râm ngày nay vẫn chưa hề suy giảm vị thế vững chắc của nó trên làng thời trang quốc tế.
Nguồn gốc ra đời của chiếc kính
Xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường là những chiếc kính phục vụ cho nhu cầu nhìn mọi thứ được rõ hơn của con người, vào thế kỉ thứ năm trước Công nguyên. Khi chàng trai trẻ Seneca phát hiện ra rằng các chữ tượng hình Ai Cập cổ đại sẽ được phóng to hơn thông qua một quả cầu hoặc các khối thủy tinh chứa đầy nước. Tiếp theo các phát hiện mới mẻ đó, vị hoàng đế La Mã Nero đã sử dụng màu xanh dịu của ngọc lục bảo để trực tiếp xem các đấu sĩ chiến đấu mà không bị ánh sáng của mặt trời làm ảnh hưởng đến đôi mắt. Tuy nhiên ở thời điểm này, các nhà phát minh vẫn chưa tìm ra cách tăng độ hợp lý cho chiếc kính nên nó vẫn còn rất hạn chế. Đây là một phát minh hoàn toàn mới đã đánh dấu sự ra đời của những chiếc kính mát ngày nay đang được yêu thích.
Ngọc lục bảo giúp hoàng đế La Mã dễ dàng hơn trong việc quan sát.
Khi khái niệm về chiếc mắt kính chưa được xác định cụ thể thì vào thế kỉ thứ 12, năm 1284 tại Ý, Salvino D’Armate đã phát minh ra chiếc kính đầu tiên. Có nhiều nguồn tin cho rằng Salvino D’Armate vẫn chưa phải là “cha đẻ” thực sự của chiếc kính mát đầu tiên nhưng sự thật thì đến nay vẫn chưa tìm được câu trả lời chính xác.
Từ sự ra đời này đã có liên tiếp những kiểu dáng khác nhau của mắt kính được xuất hiện trên thị trường và người ta cũng bắt đầu quen dần với việc sử dụng những chiếc kính để ngăn chặn những tia sáng mặt trời. Đồng thời tại tòa án Trung Quốc, các nhà thẩm phán đeo một chiếc kính được làm từ đá thạch anh để giúp họ che đi đôi mắt và những biểu cảm trên gương mặt để tiện trong việc thẩm vấn các nhân chứng và ra quyết định.
Quá trình “trưởng thành” của kính râm
Có thể xem giai đoạn kính râm bắt đầu trưởng thành là thời điểm ra đời của bức tranh do Tommaso da Modena thực hiện vào năm 1352. Nội dung bức tranh vẽ người đàn ông đeo kính đang ngồi trên bàn làm việc. Đây là bức tranh đầu tiên có đưa chiếc kính vào cùng với nhân vật và nhận được sự quan tâm của rất nhiều người khi đó.
Đây là bức tranh tiên phong trong việc đưa những chiếc kính râm đi sâu vào nghệ thuật và trở thành biểu tượng thời trang của giới quý tộc.
Vào thế kỉ thứ 16, khi những chiếc kính đã dần quen thuộc với con người thì thêm một phát minh mới về kính ra đời cho thấy được tầm quan trọng của nó đối với người lớn tuổi. Một chiếc kính tốt có thể giúp họ tự đi lại và nhìn thấy rõ hơn mọi vật xung quanh mình.
Một trong những mẫu quảng cáo kính râm được yêu thích.
Sau đó, vào giữa thế kỉ thứ 18 James Ayscough đã phát minh ra loại màu mới cho kính có tác dụng làm dịu nhẹ, không quá xanh hoặc tối sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn của người sử dụng. Qua nhiều năm sau đó, khi ai cũng cảm nhận được sự bất tiện từ kiểu dáng hiện tại của chiếc mắt kính thì một chiếc kính râm có gọng hoàn chỉnh được tạo ra nhằm giữ nó chặt hơn trên mũi và mặt của người đeo. Chất liệu tạo nên chủ yếu bằng da, xương động vật hoặc kim loại. Cuối cùng sau một thời gian nghiên cứu, bác sĩ nhãn khoa Edward Scarlett đã trở thành một trong những người đầu tiên phát minh ra chiếc gọng kính nối qua tai tiện lợi vào năm 1730.
Sự “lột xác” của kính râm
Bước vào thế kỉ 20, kính râm đã có được một vị trí khá ổn định trên làng thời trang quốc tế. Không chỉ có tác dụng che chắn cho mắt khỏi bị chói, kính râm giờ đây đã trở thành công cụ bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời. Sam Foster cũng đang dần thâm nhập thị trường mắt kính bằng việc bán sản phẩm tại các cửa hàng Woolworth trên những con phố đi bộ tại bãi biển ở thành phố Atlantic và New Jersey
Những hình thức để tạo nên kiểu dáng kính râm cũng được phổ biến theo nhiều cách khác nhau.
Vào năm 1930, đội không quân đã yêu cầu Bausch & Lomb phát triển những đặc điểm tối ưu của kính mát khi ở trên cao để hình thành chiếc kính giảm độ chói mặt trời ở độ cao cho các phi công. Đến 1936 Edward H. Land đã rất công khi phát minh ra được các bộ lọc Polaroid giúp ích cho việc tạo ra những chiếc kính râm phù hợp.
Đến giai đoạn này thì kính mát đã thực sự quan trọng và được nhiều người yêu thích. Họ chọn những chiếc kính phù hợp để thể hiện cá tính và đẳng cấp trước công chúng. Cũng chính từ đấy, các thương hiệu kính lần lượt được ra mắt và chiếm lĩnh thị trường. Đi đầu là Aviator – loại kính râm được các ngôi sao điện ảnh khi đó ưa chuộng, sau đó không lâu thì Ray Bam tiếp tục chinh phục thị trường bằng loại kính mát chống chói sử dụng phân cực.
Đến 1970 thì kính râm đã thực sự trở thành một trong những phụ kiện quan trọng theo chân các ngôi sao trên sàn diễn, những buổi họp báo quan trọng. Các nhà thiết kế thời trang khi sáng tạo cũng không quên một vị trí quan trọng dành riêng cho kính râm.
Cho đến thời điểm này thì kính râm đã trở thành người bạn đồng hành khá quen thuộc và xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới. Nhưng có thể nói, giới showbiz là nơi kính râm được nâng cao giá trị nhất từ trước đến nay.
Mời bạn đón đọc bài viết: 'Sơ mi trắng và hành trình chinh phục làng mốt' vào lúc 10h30 ngày 8/3 trên chuyên mục thời trang.
Các bài viết về Lịch sử thời trang: