Năm 2004, khi Vacheron Constantin công bố một phiên bản hạn chế những chiếc đồng hồ tôn vinh những nhà thám hiểm vĩ đại, nhãn hiệu tại Geneva đang hướng tới một mục tiêu khác là trình diễn những khả năng chuyên môn liên quan đến làm chế tác đồng hồ theo lối truyền thống “metiers d’art” hay chế tác nghệ thuật.
Vacheron Constantin một lần nữa giới thiệu hai kiệt tác nghệ thuật khi xét cả dưới quan điểm cơ khí và thẩm mỹ nhờ một bộ máy độc quyền vận hành một kiểu xem giờ độc đáo và một mặt số được chế tạo tinh xảo bằng phương pháp phủ men “grand feu”. Như một kho báu được tìm thấy bởi những nhà thám hiểm từ nhiều thế kỷ trước, người đã bất chấp hiểm nguy để đóng góp cho sự phát triển của nhân loại.
Tôn vinh Marco Polo và Christopher Columbus
Sau khi giới thiệu hai mẫu đồng hồ tri ân tới nhà đi biển Zheng Hé và Magellan, Vacheron Constantin đã thể hiện sự tôn vinh tới hai nhà thám hiểm nổi tiếng khác là Marco Polo và Christopher Columbus.
Hai chiếc đồng hồ ngoại hạng này, được chế tác thủ công với sự kiên nhẫn và lòng đam mê, sự cẩn trọng cao độ và sự khao khát cho hoàn hảo theo đúng tinh thần của người sáng lập hãngVacheron Constantin. Số lượng của nó được giới hạn 60 chiếc cho mỗi mẫu đồng hồ Marco Polo và Christopher Columbus.
Thuộc dòng sản phẩm “Métiers d’Art”, bộ máy cơ khí của những chiếc đồng hồ này chính là những thiết bị khác thường với một mặt số tái hiện hành trình của những nhà thám hiểm khi khám phá những miền đất lạ.
Mặt số gồm hai phần riêng rẽ
Tái hiện chuyến đi của những nhà thám hiểm lỗi lạc lên mặt số của một chiếc đồng hồ là một thách thức to lớn đối với Vacheron Constantin. Mặt số của hai chiếc đồng hồ này được phủ men theo phương pháp “grand feu” gồm hai phần chồng lên nhau. Phần bên trên tái hiện một phần của quả địa cầu bằng cách tái tạo một bản đồ liên quan đến hành trình của nhà thám hiểm. 12 con số chỉ thời gian trên phần thấp hơn của mặt số và nó có thể quay để chỉ chính xác thời gian theo một cách tinh tế và bí ấn.
Thân và máy đồng hồ
Bộ máy Calibre 1126AT của Vacheron Constantin được phát triển tinh vi để vận hành cả hai mặt số nhờ một số cơ cấu phức tạp. Bộ máy này được đặt bên trong một thân hình tròn bằng vàng 18K đường kính 40mm.
Nghệ thuật tráng men “grand feu”
Bộ sưu tập hạn chế “Métiers d’Art Tribute to Great Explorers” được thực hiện bằng nghệ thuật tráng men “grand feu”, một trong những kỹ thuật chế tác thủ công truyền thống đáng ghi nhận nhất của ngành công nghiệp đồng hồ. Đây cũng là một kỹ thuật mà những nhãn hiệu lâu đời như Vacheron Constantin còn nắm giữ bí quyết.
Quá trình tráng men gồm nhiều công đoạn: phủ lớp bột màu tại từng điểm bằng một chiếc chổi long, bắt đầu từ những đường bao viền. Mỗi lần phủ màu đòi hỏi độ chính xác và kiên nhẫn, trước khi đặt nó vào trong một lò nung ở nhiệt độ 700 độ C trong thời gian vài phút.
Khi màu kết lại, tấm tráng men sau đó được phủ cát một cách rất tỉ mỉ để không làm hỏng hiệu ứng. Trong quá trình nung, màu sắc có thể thay đổi và thậm chí biến mất. Do đó kỹ năng và kinh nghiệm của người thợ đóng một vai trò quan trọng. Cuối cùng một lớp bảo vệ được phủ lên hình vẽ trước khi nó được nung lần cuối cùng ở nhiệt độ 900 độ C.
Mỗi màu mới đều phải trải qua cùng những công đoạn như vậy và chiếc đồng hồ có thể sẽ được nung tổng cộng 30 lần.
Hai phần của mặt số được gia công theo bản đồ địa cầu
Khắc chữ lên bản đồ
Ghép hai mặt số để kiểm tra độ trùng khớp của các hoa văn
Hai phần mặt số gắn những con số chỉ phút từ 0-60
Nghệ nhân đang phủ màu lên mặt số
Nung trong lò ở nhiệt độ 700 độ C
Mặt số sau khi hoàn thiện
Hai mặt số của hai chiếc Vacheron Constantin “Métiers d’Art Tribute to Great Explorers”
Theo DDH