Chất liệu đóng một vai trò chủ yếu trong trang phục mà chúng ta mặc – một số chất liệu được sử dụng bởi tính thực tiễn & tính chức năng của chúng, trong khi đó một số khác lại phục vụ cho nhu cầu thẩm mỹ. Là một nhân tố với sự ảnh hưởng mạnh mẽ hơn là cách cắt may và màu sắc, các nhà thiết kế luôn không ngừng thử nghiệm để tái tạo lại những chất liệu lâu đời với một diện mạo tươi mới hơn, hoặc sáng tạo những loại chất liệu hoàn toàn mới bằng việc áp dụng khoa học vào thời trang.
Ở phần 1 của chủ đề này, chúng ta đã biết đến những loại chất liệu truyền thống như vải tuýt, len lông cừu merino và len cashmere với ảnh hưởng của chúng lên phong cách cá nhân của chúng ta.
Còn ở trong phần 2 này, chúng ta sẽ điểm qua một vải loại chất liệu độc đáo hơn, cũng như thử nghiệm những ứng dụng sáng tạo trong việc sử dụng những chất liệu đã có từ lâu đời trong thiết kế trang phục nam ngày nay.
Cao su NeopreneTrong quá trình theo đuổi đam mê sáng tạo, các nhà thiết kế luôn không ngừng vượt ra khỏi những giới hạn để tìm kiếm những chất liệu mới và độc đáo để đem lại sự đổi mới trong cách ăn mặc.
Những ai hay quan tâm tới thời trang sẽ nhận ra rằng trang phục cho nam giới đang mang một chút hơi hướng của chủ nghĩa vị lai, điều này đã được minh chứng rõ ràng trong rất nhiều BST của mùa trước.
Chất liệu neoprene trong các bộ sưu tập của Givenchy, Emporio Armani và Trussardi
Hãy cùng xem loại chất liệu đã có ảnh hưởng đáng kể tới trang phục nam trong những mùa qua: cao su neoprene. Đối với những người theo chủ nghĩa truyền thống, có vẻ như thật điên rồ khi khoác lên mình một đống cao su, một chất liệu nhân tạo vốn thường được sử dụng để làm ra những bộ đồ lặn hay những món đồ hỗ trợ cho chân. Tuy nhiên các nhà thiết kế đã tận dụng loại chất liệu này một cách thông minh, tạo ra những món đồ độc đáo mang một phong cách đương đại đích thực.
Những trang phục sử dụng chất liệu cao su neoprene trong bst của DKNY, 3.1 Philip Lim và Kenzo
Trong mùa này, những BST của Givenchy, Balenciaga và Lanvin đều ứng dụng cao su neoprene trong nhiều loại trang phục như áo phông, quần hay jacket với những chi tiết làm từ chất liệu này được sử dụng làm túi áo, biểu tượng hay những hình đồ họa.
Những trang phục điển hình:
Có lẽ đây là cái gì đó khá khác lạ, nhưng hãy thử nghiệm loại trang phục này xem, sẽ không ai có thể phủ nhận rằng bạn là một người cực kỳ cách tân.
Một vài trang phục điển hình sử dụng loại chất liệu này gồm có mẫu áo khoác parka và áo nỉ của Givenchy, áo phông với họa tiết hình học của Wooyoungmi, quần nỉ của Alexander Wang và áo khoác của Our Legacy.
Đồ daDa là một trong những chất liệu lâu đời nhất được sử dụng bởi con người trong may mặc. Vậy, chúng ta có gì mới ở đây? Điểm qua một vài BST dành cho nam của những mùa trước, chúng ta sẽ thấy nổi bật lên là những thiết kế sử dụng những chi tiết làm từ da.
Từ những chiếc áo khoác, áo phông, giày thể thao cho tới những phụ kiện, những chi tiết làm bằng da đã được gắn thêm vào như chi tiết trang trí đã mang lại sự tươi mới và một vẻ sành điệu cho những trang phục thông thường khác.
Da của gia súc là những nguyên liệu thô thông dụng nhất được sử dụng để làm nên da thành phẩm, tuy vậy da hươu hay cừu cũng phổ biến và được coi là những chất liệu xa xỉ hơn bởi kết cấu mềm mại và mịn hơn. Da lợn, được sử dụng trong thế kỷ 20 để làm găng tay, cũng đã từng được coi là một loại chất liệu xa xỉ bởi để tạo ra thành phẩm cuối cùng từ nó không hề đơn giản.
Chịu ảnh hưởng bởi xu hướng đồ thể thao, những chi tiết làm từ da (và những kiểu da với giá mềm hơn) đã xuất hiện rộng khắp trong các loại áo len, áo phông, quần thể thao, mang đến một vẻ khỏe khoắn và hiện đại hơn cho những món đồ leisurewear cổ điển.
Lông cừu (Shearling)Lông cừu đã được con người sử dụng và coi trọng trong rất nhiều thế hệ bởi sự ấm áp cũng như độ bền của nó. Loại lông cừu này thực chất là một tấm da (gồm cả da, lông và tất cả các thứ khác trên tấm da đó) của giống cừu trưởng thành hoặc cừu non. Phần da này sẽ được xử lý bằng cách xén bớt phần lông để cho ra một độ dài thật đồng đều.
Loại trang phục làm từ tấm da cừu bền nhất được biết đến rộng rãi chính là loại áo khoác phi công (aviator bomber jacket). Được các phi công của Không quân Hoàng gia Anh ưa chuộng vào những năm 40 để giữ ấm khi bay lên cao, loại áo khoác lông cừu này đã trở thành biểu tượng điển hình cho sự nam tính.
Những mùa trước đã chứng kiến sự trở lại của xu hướng này và các nhà thiết kế đã sáng tạo nên những phiên bản mang dấu ấn riêng của họ trong BST Thu/Đông.
Chi tiết lông cừu đã trở nên cực kỳ phổ biến, với nhiều thiết kế áo khoác ngoài sử dụng phần lông cừu trên cổ áo – một số thiết kế còn có thể cởi bỏ phần cổ áo này một cách linh hoạt.
Thêm vào đó, những mẫu giày lót lông cừu cũng đã xuất hiện để đáp ứng nhu cầu của những nhà thám hiểm dũng cảm cũng như xu hướng kỹ thuật đang thống trị trong trang phục nam giới. Loại giầy này sẽ giúp giữ ấm cho đôi chân khỏi những ngày lạnh giá.
Được coi như một loại chất liệu có tiếng, những trang phục làm từ lông cừu thật có thể có giá khá cao. Những thương hiệu thời trang high street cũng đã đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng hơn với những thiết kế làm từ lông cừu tổng hợp đẹp không kém gì hàng thật của McCoy nhưng với mức giá thân thiện hơn nhiều.
Vải sợi tre (Bamboo Fibre)Trong một thế giới mà chúng ta ngày càng phải nghĩ tới việc tiết kiệm tài nguyên cho những thế hệ tương lai, việc tìm kiếm những nguồn nguyên liệu đột phá và có khả năng tái sử dụng đã trở thành trọng tâm hàng đầu trong rất nhiều lĩnh vực, bao gồm cả ngành công nghiệp thời trang.
Tre là một trong những loài thực vật có khả năng phát triển nhanh nhất cũng như phổ biến nhất có thể sẽ là cứu tinh cho chúng ta – loài thực vật kỳ diệu này được coi là giải pháp thân thiện với môi trường cũng như hiệu quả về mặt kinh tế cho những vấn đề về môi trường.
Giai đoạn nảy mầm cho tới hoàn toàn trưởng thành của tre vào khoảng từ 8 tới 10 tuần, và sau khi bị chặt bớt để thu hoạch, nó sẽ nhanh chóng mọc trở lại. Có một số giống tre ở vùng Viễn Đông có thể phát triển tới 1 mét mỗi ngày, điều này khiến nó như một loại tài nguyên với khả năng tái sử dụng cao.
Để tạo ra loại vải xơ tre, phần lõi và lá cây sẽ được làm dập và phân rã hoặc làm thành bột bằng các phương pháp hấp hơi hoặc phương pháp hóa học. Phần bột tre sau đó sẽ được tạo thành xơ tre; phần xơ này có thể kéo thành sợi hoặc đem đi nhuộm, tạo ra thành phẩm cuối cùng trông không khác với cotton là mấy nhưng bề mặt của nó mịn và mềm hơn.
Hiện nay, vải xơ tre phần lớn được sử dụng trong những mặt hàng dệt may cỡ nhỏ như tất chân, nhưng nó cũng đang dần trở nên phổ biến hơn trong những hàng dệt may cỡ lớn.
Lời kết:
Chất liệu đóng một vai trò quan trọng trong việc ăn mặc của chúng ta, cho dù bạn là một người theo chủ nghĩa truyền thống ưa thích vẻ đẹp tinh tế hay là một người luôn săn lùng những xu hướng đương đại mới.
Một số loại chất liệu có thể chỉ là một xu hướng nhất thời, hay là sự hưởng ứng cho một mối quan tâm của xã hội, nhưng một số khác lại có một sức bền thực sự với sự tồn tại trong rất nhiều thập kỷ.
Những nhu cầu liên tục đặt ra đối với ngành thời trang về sự đổi mới và sáng tạo luôn là động lực thúc đẩy các nhà thiết kế cải thiện những chất liệu truyền thống, cũng như sáng tạo ra những chất liệu độc đáo của riêng họ. Sự thử nghiệm trong chất liệu cũng như sự thay đổi thị hiếu sẽ giúp cho ngành công nghiệp thời trang luôn vận động không ngừng, và Bộ sưu tập trong tù đồ của chúng ta sẽ luôn luôn được xoay vòng cùng với sự phục hưng của chất liệu.
Còn bây giờ, như mọi khi – chúng tôi luôn mong nhận được những ý kiến chia sẻ của bạn về bài viết này, tại đây.
Các bạn có thể xem lại phần 1 của bài viết: tại đây.
V.K – Mentoday.vn