Theo các chuyên gia phân tích về Trung Quốc, cuộc họp kéo dài hai tuần diễn ra vào cuối tháng 10 của các nhà hoạch định chính sách nước này sẽ tập trung vào vấn đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tiêu dùng và cải cách thể chế với tầm nhìn 5 năm.
Dẫn lời Jing Ulric, Giám đốc kiêm Phó chủ tịch J.P.Morgan khu vực Châu Á Thái Bình Dương, các nhà lãnh đạo tối cao của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ đặt ra các ưu tiên mới cho kế hoạch phát triển 5 năm lần thứ 13 của siêu cường châu Á, bao gồm tăng trưởng có chất lượng, thúc đẩy dịch vụ và các các ngành công nghiệp công nghệ cao, đẩy mạnh cải cách thể chế tài chính, rà soát chi tiêu hạ tầng cơ sở cũng như giải quyết các vấn đề vệ sinh mội trường.
“Năm năm tới sẽ là một chặng đường đầy gian nan so với giai đoạn trước. Giữa những hoang mang về áp lực mà nền kinh tế này đang phải gánh chịu, điểm sáng đáng ghi nhận đến từ tổng mức tiêu dùng quốc nội, nhân tố số 1 thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mức tăng GDP lên tới 60%”, bà Ulrich chia sẻ trong một buổi gặp gỡ tại Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hồng Kông vào thứ 4 vừa qua.
Trong Hội Nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 18 – cơ quan tối cao giữ trọng trách thông qua các quyết định quan trọng của Đảng Cộng sản Trung ương Trung Quốc – diễn ra từ ngày 26-29/10/2015, lộ trình phát triển kinh tế xã hội mới của cường quốc châu Á sẽ được xác định cho giai đoạn 2016-2020.
Thời gian vừa qua, nền kinh tế Trung Hoa có phần chao đảo và nhiều người đã nghĩ tới một viễn cảnh khủng hoảng có sức lan tỏa sâu rộng khắp châu Á, có thể lan sang cả Mỹ và các nước châu Âu. Lạm phát tăng cao, CPI tháng 9 chỉ tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng trong tháng 8 cũng chỉ dừng ở con số 1,8% bên cạnh chỉ số PPI sụt giảm 43 tháng liên tiếp khiến nhiều nhà kinh tế càng nóng lòng thúc giục ngân hàng trung ương nước này phải nới lỏng các chính sách tiền tệ của mình.
Trong một báo cáo công bố gần đây, Nhà Kinh tế trưởng Li-gang Liu của Ngân hàng ANZ trung quốc Đại lục khẳng định: “Chúng tôi một lần nữa kêu gọi Trung Quốc xem xét lại các chính sách tiền tệ, cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 50 điểm cơ sở trong quý IV năm nay. Nếu CPI tiếp tục suy yếu, Ngân hàng Trung ương cũng sẽ cần phải tái điều chỉnh mức lãi suất cơ bản.”
Tuy nhiên theo bà Ulrich, tình hình kinh tế trung quốc cũng chưa đến mức “báo động”: “Giữa bối cảnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp tư nhân không những không sa sút mà thậm chí còn có dấu hiệu tăng trưởng vượt trội, hoạt động hiệu quả mà không cần lệ thuộc vào bất cứ khoản vay ưu đãi nào của chính phủ và đã tự mình đứng vững.”
Trong kỳ họp đại hội thứ 3 diễn ra trong năm 2013, Đảng Cộng sản Trung ương đã cam kết để chính thị trường “đóng vai trò quyết định” với nền kinh thế. Thế nhưng, nhìn vào động thái cải cách chậm chạp của khối doanh nghiệp nhà nước cũng như những biện pháp mạnh tay nhằm kéo giữ các sàn giao dịch chứng khoán trước đà tuột dốc, có thể thấy rõ chính quyền Bắc Kinh vẫn chưa sẵn sàng để từ bỏ quyền lực giám sát của mình.
Tự nhận mình là người “có niềm tin chắc chắn về triển vọng thị trường”, Jing Ulrich chia sẻ: “Hiện đang có sự giằng co giữa hai bàn tay vô hình, một bên là thị trường còn một bên là những động thái can thiệp. Tôi thì vẫn cho rằng trong cuộc giằng co này, thị trường sẽ dành phần thắng, song lẽ dĩ nhiên cũng phải mất một khoảng thời gian.
Hy vọng rằng, trong kỳ họp quốc hội lần thứ 5, các nhà lãnh đạo sẽ tái khẳng định tầm quan trọng của nền kinh tế thị trường, tạo một sân chơi công bằng cho tất cả các doanh nghiệp và đảm bảo rằng mọi doanh nghiệp đều có được quyền lợi như nhau trong việc tiếp cận các nguồn vốn.”