Sau khi tất cả các bên tham gia phê chuẩn và đưa Hiệp định vào hiệu lực, nhiều rào cản thuế quan sẽ được cắt giảm, giúp giảm chi phí giao dịch thương mại giữa các quốc gia.
Ngoài ra, Hiệp định cũng giúp giải quyết nhiều khúc mắc về mặt luật định gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, bao gồm các quy định chuẩn về lao động và môi trường làm việc, sở hữu trí tuệ cũng như tạo điều kiện để doanh nghiệp nước ngoài có thể chất vấn thỏa đáng các quyết định đưa ra từ phía chính quyền nước sở tại.
Những động thái mới nói trên được kỳ vọng sẽ đem đến luồng sinh khí mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các quốc gia thành viên, nâng cao khả năng trụ vững trước sự tấn công và thao túng thị trường của hàng hóa Trung Quốc.
Dẫu vậy, nhiều nhà phân tích cũng lo ngại rằng môt hiệp ước đạt được sự thỏa thuận “trong bóng tối” ( tpp được bàn thảo và ký kết hoàn toàn bí mật) có thể trao vào tay các doanh nghiệp quá nhiều quyền lực, khiến bản thân người lao động và chính các quốc gia thành viên trở nên yếu thế.
Trước khi các quy chế hiệp định được chính thức công bố, với những cơ hội và thách thức đành cho mỗi quốc gia thành viên, hãy cùng tìm hiểu về quy mô cũng như ý nghĩa của TPP thông qua những biểu đồ, thống kê dưới đây.
Theo tính toán về GDP của các quốc gia tham gia hiệp định, kết quả cho thấy TPP có thể gây tác động nhất định đối với gần 13% tổng lượng hàng hóa giao dịch trên toàn thế giới.
Có thể thấy nếu như tổng lượng hàng hóa thương mại toàn cầu đại diện bởi vòng tròn xám lớn nhất, đạt 18,7 nghìn tỷ USD, thì tổng khối lượng mậu dịch giữa các quốc gia TPP và thêm cả Trung Quốc chiếm tới 4 nghìn tỷ. Không còn sự tham gia của Trung Quốc, con số này giảm gần một nửa, xuống còn 2,4 nghìn tỷ USD (chiếm gần 13% tổng lượng hàng hóa thương mại toàn cầu).
Nên lưu ý là hình minh họa trên chỉ cho thấy tổng mức giao dịch hàng hóa chứ chưa tính đến các loại hình sản phẩm dịch vụ, hiện góp mặt trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau và đóng góp tỷ trọng doanh thu ngày càng lớn.
Với TPP, khả năng khối lượng giao dịch thương mại sẽ được tạo đà để dâng cao đáng kể, giúp chặn đứng xu thế bành trướng của hệ thống hàng hóa – dịch vụ Trung Quốc. Cũng chính là “chiêu bài” ông Obama hứa hẹn nhằm giành được cái gật đầu của giới chức trong nước, TPP được vẽ nên như một biện pháp hữu hiệu buộc Trung Quốc phải tuân thủ “luật chơi”, đồng thời tạo điều kiện bứt phá cho những đồng minh thân Mỹ.
Tuy nhiên, chúng ta cũng nên xác định rõ rằng TPP không phải đòn dằn mặt Trung Quốc, cũng không được ký kết vì mục đích cô lập Trung Quốc với nhóm quốc gia thành viên, mà về lâu về dài, TPP muốn sự chung tay góp sức của Trung Quốc. Một khi Trung Quốc thực hiện các đường lối phát triển thương mại hòa hợp với các láng giềng châu Á của mình, người ta hy vọng rằng một nền tảng cạnh tranh lành mạnh giữa các quốc gia trong khu vực sẽ giúp cải thiện hiệu quả và triệt để các phương diện quyền lợi lao động cũng cấu trúc doanh nghiệp nhà nước.
Theo dự đoán của các ba nhà kinh tế, TPP sẽ đem lại những đổi thay tích cực, thể hiện qua mức tăng tổng lượng sản xuất quốc nội từ giờ cho tới năm 2025.
Có thể thấy trong biểu đồ này, những quốc gia “được lợi” nhiều nhất sẽ là Vietnam, Malaysia và Hàn Quốc nhờ mở rộng được phạm vi tiếp cận thị trường. Hoa Kỳ, về bản chất, lại không hưởng lợi nhiều do bản thân nền kinh tế đã đủ lớn mạnh, cởi mở và phát triển. Trong khi đó, những quốc gia không tham gia TPP có thể chịu tác động do suy giảm nguồn hàng xuất khẩu.
Để hiểu thêm vì sao TPP sẽ giúp thúc đẩy làn sóng dịch chuyển các hoạt động và công việc sản xuất từ Mỹ sáng các nền kinh tế khác, hãy nhìn vào đồ thị mức tiền công lao động trong ngành chế tạo/ sản xuất dưới đây.
Rõ ràng, ‘điểm sáng’ thuộc về Việt Nam và Malaysia (nhất là khi giá trị của Chile, Peru và Mexico tính theo giá trị tiền lương thấp nhất quy định tại các quốc gia này).