Ô nhiễm khí thải đã trở thành vấn nạn của nhân loại
Hiện tại, một nhà máy với quy mô lớn gấp 20 lần cũng đang gấp rút được xây dựng để kiểm tra xem khi vận hành với quy mô lớn, hệ thống biến khí thải thành nhiên liệu có còn hoạt động hiệu quả không.
Gregory Stephanopoulos, một thành viên của dự án cho biết: "Chúng tôi đã lắp ráp thành một hệ thống hợp nhất cho phép đưa khi thải vào đầu này, nhiên liệu lỏng ra ở đầu kia”.
Các nhà khoa học đã thành công trong việc tạo ra 1 đến 2 lít nhiên liệu hóa lỏng từ khí thải và sắp tới họ muốn thử nghiệm với con số lên đến 20.000 lít.
Hệ thống xử lý khí thải sử dụng vi khuẩn để biến đổi hỗn hợp khí hydrogen, carbon monoxide và carbon dioxide gọi là”khí tổng hợp” thành axit acetic (dấm cô đặc). Men dấm được biến đổi thành dầu dùng làm nhiên liệu.
Những dòng khí thải như thế này sẽ biến thành nhiên liệu hóa lỏng trong tương lai
Nếu dự án này thành công, nó có thể là lời giải cho tình trạng ô nhiễm không khí do khí thải hiện nay. Không những vậy, chúng ta còn tái chế được một lượng nhiên liệu đáng kể cho sinh hoạt và sản xuất vì nguồn nhiên liệu từ tự nhiên cũng đang ngày càng khan hiếm.
Nhiên liệu sinh học được sản xuất từ quy trình này có thể được sử dụng để vận hành máy móc, ô tô thay cho nhiên liệu hóa thạch hiện nay. Các nhà khoa học cũng khẳng định nhiên liệu sinh học an toàn và ít gây ô nhiễm hơn nguyên liệu hóa thạch.
Rào cản duy nhất của công trình nghiên cứu này là chi phí vận hành hệ thống hiện vẫn còn khá cao. Các nhà nghiên cứu đang tìm hướng cải tiến để giảm chi phí đến mức thấp nhất nhằm đưa quy trình này vào sử dụng trong cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm: