Một nghiên cứu khoa học vừa phát hiện ra rằng khoảng 99 triệu năm trước, đến khủng long cũng có rận.
Trong khi chúng ta biết lũ rận là rất cổ xưa bởi các nghiên cứu hiện đại cho thấy chúng đã có thể xuất hiện từ khoảng 300 triệu năm trước, các nhà khoa học đã thắc mắc rằng lũ “ma cà rồng” tí hon này ăn gì trước khi các loài có vú xuất hiện. Bây giờ, chúng ta biết được rằng hóa ra khủng long là một phần trong thực đơn của chúng.
Phát hiện này dựa trên bốn mảnh hổ phách được tìm thấy ở Myanmar. Một trong số đó chứa một con rệp bám vào một sợi lông khủng long Enantiornithine sống ở Kỷ Phấn Trắng, một mảnh khác chứa một con rận phình to gấp 5 lần vì no. Loài khủng long này là một loại chim tiền sử, vẫn còn có răng và đã tuyệt chủng khoảng 66 triệu năm trước đây.
“Hổ phách là resin hóa thạch, nên nó có thể bắt lấy những mảnh nhỏ của hệ sinh thái ngay lập tức,” ông Ricardo Pérez-de la Fuente, một nhà nghiên cứu tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên, đại học Oxford cho biết. “Hổ phách có thể bảo tồn sự tương tác giữa các sinh vật. Đây là trường hợp đã xảy ra giữa sợi lông và con rận.”
Cho đến trước khi mẩu hổ phách này được tìm ra, các nhà khoa học nghĩ rằng rận cổ đại uống máu của các loài lưỡng cư, bò sát cổ đại và tổ tiên của các loài có vú, chứ không phải trên khủng long có lông vũ.
Chưa đâu, đừng vội mơ!Tuy nhiên, nếu bạn đang hi vọng những con bọ này có thể giúp tái sinh loài khủng long như trong jurassic park hồi năm 1990, có thể bạn sẽ phải thất vọng. Con rận chứa nhiều máu khủng long nhất trong số này không hoàn toàn được bao bọc trong hổ phách, vì thế nó không còn hoàn chỉnh và do DNA cực kỳ “mong manh”, ông Ricardo cho rằng khả năng nó còn tồn tại trong các mẩu hóa thạch này là gần như không có.
Kênh YouTube đầu tiên về khoa học của Việt Nam xứng tầm quốc tế