Một số người thường lười quan sát kim báo xăng khiến xe rơi vào tình trạng khô cạn kiệt xăng trong bình chứa nhiên liệu. Điều này hoàn toàn không tốt cho động cơ, vì bình chứa nhiên liệu được thiết kế để ngập nhiên liệu chứ không thể chịu được sự ăn mòn của không khí.
Mức xăng cạn ảnh hưởng đến động cơ. (Ảnh: internet)
Khi bình chứa nhiên liệu bị cạn kiệt, không khí sẽ len lỏi vào bình làm các bộ phận bên trong bị gỉ sét, tạo ra những lớp cặn đọng lại ở phần dưới của bình chứa nhiên liệu. Một khi bạn đổ xăng mới vào, lớp cặn gỉ sét này sẽ bị hòa tan theo xăng mới và theo các đường ống đi khắp động cơ.
Điều này hoàn toàn không tốt cho động cơ, lâu ngày sẽ khiến động cơ xe bị hao mòn và nhanh “tã máy” hơn.
Các thành phần gỉ sét sẽ bị trộn lẫn trong xăng. (Ảnh: internet)
Đặc biệt, khi đang lưu thông trên đường, việc để bình xăng cạn kiệt dẫn đến tắt máy rất nguy hiểm. Thứ nhất, xe chết máy đột ngột khi đang đi trên đường sẽ khiến các phương tiện phía sau không kịp phản ứng né tránh và dẫn đến tai nạn đáng tiếc. Thứ hai, bạn sẽ gặp rắc rối không hề nhỏ khi hết xăng giữa một khu vực hoang vắng, xa khu dân cư.
Xe hết xăng giữa đường sẽ rất nguy hiểm. (Ảnh: internet)
Theo lời khuyên của các chuyên gia kĩ thuật, để an toàn khi đi xe trên đường và đảm bảo độ bền cho động cơ, bạn không nên để xăng cạn quá 1/4 bình, và hãy đổ xăng đầy bình trước những chuyến đi đường dài.