Theo đó, kể từ năm tài khóa 2016, hãng microsoft sẽ thực hiện "tái quy hoạch" cấu phần của các bản báo cáo tài chính dựa trên ba phân khúc riêng rẽ như sau:
- Nhóm Năng suất và Các quy trình kinh doanh (Productivity & Business Processes): Bao gồm các sản phẩm/ dịch vụ thuộc Office, Office 365
- Nhóm điện toán đám mây thông minh (Intelligent Cloud): Tất cả các sản phẩm phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp, bao gồm các sản phẩm không trực thuộc hệ đám mây như Windows Server cũng như dịch vụ nền tảng đám mây như Azure
- Nhóm Điện toán thiên hướng cá nhân (More Personal Computing): Bao quát các sản phẩm như hệ điều hành Windows, Xbox, thiết bị di động (smartphone, tablet) và các dịch vụ trực tuyến (Search Bing).
|
Tạm không bàn về chuyện hãng có vẻ như đang gặp vấn đề về mặt “ngôn ngữ” khi tiến hành nhóm và đặt tên các nhóm sản phẩm/ dịch vụ, rõ ràng định hướng mới cho thấy những bước chuyển chiến lược của thương hiệu kỳ cựu làng công nghệ.
Có thể thấy hai đơn vị đầu tiên bao gồm các sản phẩm, dịch vụ không có sự kết nối trực tiếp với sản phẩm chủ lực và cốt tủy của hãng là hệ điều hành Windows. Office, nói gì thì nói, đã là một hệ ứng dụng độc lập chạy mượt trên các nền tảng di động như iOS hay Android. Trong khi đó, hệ đám mây công cộng Azure trở thành một “sân chơi” rộng rãi cho các ứng dụng di động hoạt động trên nhiều nền tảng web khác nhau.
Tuy nhiên, chưa chắc “quyền lực” của hai nhóm sản phẩm/ dịch vụ này cộng lại đã có thể qua mặt đơn vị thứ 3 (với cái tên ngớ ngẩn nhất): Điện toán mang nhiều thiên hướng cá nhân hơn (?!). Kỳ thực, nhóm này bao gồm một seri các sản phẩm quan trọng và truyền thống của Microsoft, vốn đã tạo nên tên tuổi của hãng trong quá khứ và đem về nguồn thu lớn ở thời điểm hiện tại. Trong đó, không thể kể tới hệ điều hành vừa ra mắt gần đây: Windows 10.
|
Dễ thấy rằng với định hướng phân chia phục vụ quy cách báo cáo tài chính mới, Microsoft đang đẩy đứa con cưng vào thế tự đặt câu hỏi về chính mình. Vậy là windows 10 là một sản phẩm thuần túy phục vụ cá nhân? Nếu như vậy, chúng ta đang phủ nhận năng lực hỗ trợ hiệu suất trong công việc và các tác vụ đời sống của hệ điều hành, dù là ở nhà hay là nơi công sở, dù là cá nhân hay tập thể?
Mặt khác, Windows 10 được thiết kế nhằm lôi kéo thêm người dùng cho hệ sản phẩm dịch vụ Office, cũng như có sự phối hợp chặt chẽ về mặt vận hành với dịch vụ lưu trữ OneDrive và Xbox One Video-game console. Nói một cách dễ hiểu, Windows 10 hiện đang đóng vai trò như một chủ lực thúc đẩy doanh số cho toàn bộ hệ sinh thái Microsoft. Đó là chưa kể việc Cortana, trợ lý kỹ thuật số rất được hoan nghênh của hãng này cũng đã tích hợp ngay trong Win 10, hoạt động hiệu quả trong sự kết hợp cùng trang tìm kiếm Bing và trình duyệt mặc định Microsoft Edge.
Nói vậy để thấy, từng cấu phần của hệ sinh thái Microsoft, với gương mặt nổi bật Win 10, có sự tương tác và liên kết vận hành rất chặt chẽ với nhau, và bởi thế, việc “phân loại” hay “nhóm gộp” các loại hình dịch vụ, sản phẩm là một thao tác khá khó khăn, nhạy cảm và dễ gây hiểu lầm.
Cách đặt tên “More Personal Computing” cũng bị nhiều chuyên gia cười cợt như một cách hành ngôn hoa mỹ thái quá, nhằm diễn giải cho “nhóm giải pháp điện toán có tính chất… chèo kéo bạn dùng ngày càng nhiều sản phẩm và dịch vụ của Microsoft hơn.”
Một cái tên ngớ ngẩn, hay một nước cờ khôn ngoan hứa hẹn những bất ngờ trong thời gian tới?