Theo báo cáo của NASA, thiên thạch đã rơi xuống khu vực giữa Đại Tây Dương và gần như không để lại dấu vết. Vụ việc được cho là xảy ra lúc 2 giờ chiều giờ địa phương, hôm 6/2 vừa qua.
Thiên thạch vừa "tấn công" Trái đất. (Ảnh: Internet)
“Theo ước tính, thiên thạch có kích thước còn 7m sau khi bay qua vùng khí quyển và bị đốt cháy, sau đó rơi cách bờ biển Brazil khoảng 1000km. Sau khi chạm bề mặt đại dương, nó giải phóng nguồn năng lượng cực lớn, xấp xỉ 13.000 tấn thuốc nổ. Năng lượng này tương đương với quả bom mà Mỹ thả xuống Hiroshima vào năm 1945”, phát ngôn viên NASA Jay Bolden cho biết.
Cũng theo Jay, nếu như rơi xuống đất liền, chắc chắn hậu quả mà thiên thạch này để lại là rất nặng nề. “Rất may, nó đã rơi xuống biển, nếu không hậu quả khó mà lường trước”, Jay nhận định.
Sắp tới, các nhà khoa học sẽ tiến hành dò tìm và vớt mảnh thiên thạch này lên để nghiên cứu.
Rất may, thiên thạch đã rơi xuống biển. (Ảnh: Internet)
Trước đó, vào tháng 2/2013, cũng từng có một thiên thạch hơn 18m đã phát nổ trên bầu trời thành phố Chelyabinsk (Nga) khiến hơn 1.600 người bị thương. Các nhà khoa học ước tính, thiên thạch này mang năng lượng lên tới 500.000 tấn thuốc nổ, gấp 40 lần thiên thạch vừa rơi.
Thiên thạch rơi trước đó tại Nga. (Ảnh: Internet)
Theo NASA, hiện tại cơ quan này đang theo dõi khoảng 12.992 vật thể gần hành tinh chúng ta, trong đó có tới 1.607 được phân loại là “có khả năng gây nguy hiểm cao cho Trái đất”.
“Mặc dù có rất nhiều mối đe dọa từ vũ trụ nhưng mọi người có thể yên tâm, bởi chúng ta vẫn an toàn, ít nhất trong vòng một thế kỉ nữa”, Paul Chodas - Giám đốc cơ quan Vật thể gần Trái đất NASA - nhận định.