Cũng như Steve Jobs, Elizabeth Holmes cũng đã rời bỏ trường đại học mình từng theo học để bước ra lập sự nghiệp riêng. Sau khi rời khỏi đại học Stanford, Elizabeth trở thành tổng giám đốc của Theranos, một công ty startup với sản phẩm chủ lực là thiết bị thử máu miniLab.
Tung hô thiết bị của mình rằng đã được quân đội Mỹ sử dụng trên chiến trường Afghanistan và trên các máy bay trực thăng y tế, Elizabeth công bố công ty Theranos sẽ thu về hơn 100 triệu USD trong năm 2014. Thật ra, công nghệ của Theranos chưa từng được Bộ quốc phòng Mỹ sử dụng, và chỉ thu về có hơn 100.000 USD trong năm 2014, theo thông cáo chính thức của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC).
Vào năm 2015, tờ The Wall Street Journal đã bắt đầu bóc trần sự dối trá của Elizabeth. Trong bài viết của mình, phóng viên John Carreyrou, người từng 2 lần nhận giải Pulitzer vì những bài phóng sự điều tra đã vạch ra rằng Theranos đã khuếch đại khả năng của công nghệ thử máu, nhưng bị Elizabeth bác bỏ và chỉ trích.
"Đây là điều xảy ra khi bạn làm việc để thay đổi mọi thứ," Elizabeth nói trong một cuộc phỏng vấn với CNBC sau khi bài báo của John Carreyrou được xuất bản. "Đầu tiên họ nghĩ bạn điên, sau đó họ chống lại bạn, rồi bạn thay đổi thế giới."
Hiện tại, Holmes không thừa nhận cũng không phủ nhận những lời cáo buộc của SEC, nhưng đồng ý nộp phạt 500.000 USD.
Stephanie Avakian, thuộc SEC nói rằng với vụ lừa đảo này, "cô ta sẽ bị truất quyền điều khiển công ty mình sáng lập, phải trả lại hàng triệu USD cổ phiếu cho Theranos và bị cấm tham gia vào vai trò điều hành hay giám đốc một công ty được đưa ra thị trường trong 10 năm."
Sự nghiệp thay đổi thế giới của "Steve Jobs kế tiếp" sẽ phải chờ thêm ít nhất là 10 năm nữa.
Spotify và vụ kiện 1,6 tỉ USD, cùng núi rắc rối bản quyền của ngành công nghiệp âm nhạc