King đã nhận được quyền sở hữu thương hiệu đối với từ "candy" dành cho tên game và nhãn quần áo bởi Văn phòng bằng sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ (USPTO). Kể từ đó, King đã gửi đi các cảnh báo gỡ bỏ đối với các ứng dụng di động có chứa từ "candy" trong tên. Không dừng lại ở đó, công ty có trụ sở ở Anh này còn muốn đòi quyền sử dụng từ "saga".
Một trong những nạn nhân của King là Stoic, nhà phát triển đứng đằng sau tựa game The Banner Saga. Mặc dù The Banner Saga chẳng liên quan gì đến candy crush saga và các tựa game "Saga" khác của mình, King vẫn gửi một đơn phản đối tới Stoic. Hơn nữa, The Banner Saga mới chỉ có trên nền tảng PC và là một trò chơi theo lượt. King cho rằng bởi vì mình có 13 tựa game có từ "saga" trong tên, trò chơi của Stoic sẽ gây ra"sự nhầm lẫn, khó hiểu và đem lại hậu quả cho đối phương". "Đối phương" trong trường hợp này là King.
Theo lý lẽ của mình, King thanh minh rằng sự thành công vang dội của Candy Crush Saga và các game khác của hãng đã dẫn tới sự ra đời của nhiều tựa game ăn theo cho iOS và Android. Tuy nhiên, nói rằng The Banner Saga có thể khiến khách hàng hiểu nhầm sang tựa game "Saga" nào đó của King thì chẳng khác gì nói họ có thể nhầm khoai tây sang khoai lang vì cùng là khoai và có thể ăn được.
Martin Schwimmer, một luật sư bằng sáng chế của hãng luật Leeson Ellis cho biết lý do từ "Candy" được cấp thương hiệu là bởi nó có liên quan mật thiết đến tựa game. Các công ty sản xuất kẹo không dùng kẹo để miêu tả sản phẩm của mình, mà chỉ để nói tới ngành công nghiệp họ tham gia. Điều đó sẽ bảo vệ họ trước King. Đối với các nhà sản xuất game khác, lời khuyên mà Schwimmer dành cho họ là hãy kiếm luật sư. Trong một số trường hợp, cả 2 tựa game đều có thể tồn tại với từ "candy" có trong tên.
Tuy nhiên, một số nhà làm game di động nhỏ nhận được cảnh báo của King đã đồng ý đổi tên . Theo họ, không có lựa chọn nào khác dành cho các nhà phát triển nhỏ lẻ.
Việt Dũng
Nguồn Pocket-lint
Có thể bạn quan tâm: