Cả hai thiết bị đều nạp khí vào cửa nạp bằng cách nén, và sau đó đẩy thêm khí vào các xi-lanh, cho phép đốt cháy thêm nhiên liệu và tạo thêm công suất. Sự khác biệt là sức mạnh.
Động cơ siêu nạp của Jaguar XF. |
Với bộ siêu nạp (Supercharger), máy nén kết nối trực tiếp với động cơ (điển hình là thông qua một dây đai). Điều đó thể hiện sự kết nối đáng tin cậy và không phải mất thời gian chờ đợi. Điểm bất lợi nằm ở chỗ, nếu động cơ chạy chậm (ở vòng tua máy thấp), sẽ không có nhiều sức nén, cũng có nghĩa không đủ sức mạnh và xe không đạt công suất tối đa cho đến khi đạt vòng tua cao.
Động cơ tăng áp của BMW X1. |
Ở bộ tăng áp turbin (Turbocharger), bơm nén được cung cấp sức mạnh bởi khí thải. Áp suất từ khí thải thúc đẩy một turbine nhỏ làm quay máy nén. Thứ này có lợi thế là không nhận năng lượng trực tiếp từ động cơ, nhưng ở vòng tua máy thấp, khí xả không đủ lực hoặc áp suất để tác động tới turbine.
Khi vòng tua máy tăng cao đủ tạo ra áp suất, turbine có thể quay hết mức đạt tốc độ để tạo ra sức nén phù hợp. Tuy nhiên, các bộ tăng áp có thể đạt sức nén tối đa ở một mức vòng tua máy nào đó mà không phải đợi đến mức cao nhất, vì thế động cơ có thể đạt công suất tối đa sớm hơn so với bộ siêu nạp.
Mỹ Anh