1. Xe máy bị khó nổ là đã bị hao xăng, phải thường xuyên chỉnh sửa cho xe dễ nổ.
Khi xe khó nổ là do hệ cấp xăng và gió của xe sau một thời gian sử dụng đã bị lệch thì cần phải tìm cách chỉnh lại. Xe khó nổ còn do bình điện yếu hoặc bu-gi bị đóng chấu, hay khe hở giữa hai chấu bu-gi bị rộng ra quá mức bình thường (do điện cực của bu-gi bị tia lửa điện ăn mòn). Để bình điện mạnh, cần bổ sung dung dịch điện phân, nạp điện khi thấy bình có biểu hiện yếu (tiếng còi kêu không “đanh”, tiếng máy đề quay yếu)
2. Chỉnh chế độ "ga lăng ti" chuẩn
Nói về ga-lăng-ti thì tốt nhất là nên chỉnh ở mức ổn định, tiếng nổ đều, không có xu hướng lụp bụp rồi tắt máy. Đa sốthợ sửa xe tay gahay chỉnh bxc theo hướng dư xăng. Bạn có thể chỉnh lại theo ý mình.
3. Sử dụng xe khi được bơm căng bánh
Bơm vừa đủ căng để tiết kiệm nhiên liệu khi vận hành. Nếu bánh xe xẹp quá thì bạn để ý trên đồng hồ tua, mặc dù vòng tua cao nhưng xe vẫn chạy chậm rề rề. Chưa kể những nguy hiểm giao thông và còn ảnh hưởng đến độ bền bánh - lốp - niềng
4.Giữ đều tay ga, hạn chế việc tăng và giảm ga đột ngột.
Theo ngôn ngữ bình dân thì đi xe “không để cho mất trớn”. Đi chậm rãi, đều ga, thả trớn hợp lý sẽ khiến cho xe bạn không những tiết kiệm xăng mà còn lâu nóng máy nữa. Nếu khéo léo bạn nên tận dụng để chạy trớn. Ngoài ra việc giảm ga đột ngột sẽ làm cho xăng dư không đốt hết được, và thải ra ngoài. Một số xe còn nghe tiếng nổ lụp bụp ở ống pô
5. Pha vào xăng viên phụ gia tiết kiệm xăng
Tác dụng chính của các loại phụ gia là giảm thiểu cặn bám trong bình xăng chính, bộ chế hòa khí, kim phun, xu-pap và buồng đốt. Nhờ khả năng tẩy rửa của chúng, các đường truyền dẫn nhiên liệu sẽ hoạt động được hết công suất.
6. Hạ nấc kim xăng
Việc hạ kim xăng xuống thấp làm giảm sức kéo của máy, xe chạy chậm lại… và bớt hao xăng. Theo tính toán để chở hai người lớn và lưu hành với tốc độ tối đa cho phép trong thành phố thì công suất cần thiết của xe gắn máy cần không quá 2 mã lực
Thông thường thì kim ga hay ở nấc 3. Xe cũ, kim mòn vẹt có xu hướng hao xăng hơn nên người ta hạ về nấc 2 và 1. Kiểm tra kim xăng nếu đã hạ về hết cỡ (nấc 1) thì có thể thay kim ga. Có thể đem đi súc rửa và thay trái ga mới luôn.
7. Thường xuyên kiểm tra lọc gió và theo dõi khả năng tăng tốc của xe
Lọc gió là một bộ phận quan trọng, ví như lá phổi của xe, có nhiệm vụ lọc và ngăn bụi bẩn trong không khí vào động cơ. Nếu tiếp xúc với khí bẩn có dính bụi, động cơ dễ bị trục trặc và xe chạy mất ổn định.
Khi lọc gió bị tắc, không khí khó xuyên qua, lượng khí lưu thông giảm và nhiên liệu không cháy đủ lượng cần thiết. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự cố xe không thể tăng tốc hoặc khó kéo lên dốc.
Nếu lọc gió bị bẩn, tạp chất lẫn với khí lưu thông làm cho hỗn hợp cháy đậm, nhiên liệu không được đốt cháy hết và thoát qua ống xả ở dạng khói đen. Đây cũng là nguyên nhân tăng mức tiêu hao nhiên liệu.
Với những kiến thức để góp phần tiết kiệm xăng cho xe tay ga ở trên hy vọng sẽ giúp các bạn đang sử dụng xe tay ga nói riêng cũng như các loại xe gắn máy ở Việt Nam hiện nay nói riêng tiết kiệm được tối đa mức nhiên liệu tiêu hao. Nếu xe bạn bị hao xăng mà không thể tự khắc phục được thì hãy liên hệ ngay với trung tâm của Piaggio SAPA để được hỗ trợ nhanh chóng và tận tình nhất.
Có thể bạn quan tâm: