Có nhiều nguyên nhân khiến chiếc xe của bạn không may bị đổ như va chạm giao thông, dắt xe không cẩn thận… thậm chí do chiều cao khiêm tốn dẫn đến mất thăng bằng khi chống chân. Phần lớn xe 2 bánh ở Việt Nam là loại phân khối nhỏ (dưới 175cc) chỉ nặng trên dưới 100 kg nên việc dựng lại xe cũng phần nào dễ dàng.Tình huống ai cũng từng phải đối diện là dựng chiếc xe mình đi lại hằng ngày khi bị đổ
Tuy nhiên, có một mẹo dựng xe bị ngã đổ khá hay được chia sẻ trong giới chơi mô tô PKL. Chỉ cần nắm những kỹ thuật cơ bản sau đây, ngay cả phái đẹp vốn chân yếu tay mềm cũng có thể dựng được chiếc pkl nặng hàng trăm kg.
Trường hợp xe đổ bên phải.
- Tắt máy, rút chìa khóa.
- Gạt chống nghiêng.
- Ngồi xổm tựa lưng vào bên phải xe. Tay trái nắm chắt ghi đông, tay phải nắm bất kì vị trí nào chắc chắn ở phần đuôi xe (gác chân, chắn bùn), càng thấp càng tốt.
- Dùng sức mạnh của chân đứng dậy và bước lùi ra sau cho đến khi xe nghiêng về bên trái. Lúc này xe sẽ được chống nghiêng giữ lại.
Clip cách dựng xe đổ bên phải
- Tắt máy, rút chìa khóa.
- Ngồi xuống áp sát bên trái xe, hai tay nắm chặt ghi đông và kết hợp bóp phanh.
- Đẩy mạnh chân phải đứng lên thật dứt khoát. Cần kiểm soát lực để không bị quá đà khiến xe đổ tiếp về bên phải.
- Gạt chống nghiêng.
Cách dựng xe đổ bên trái
Lưu ý: Bạn cũng có thể áp dụng cách dựng như khi xe đổ bên phải. Khi xe gần tới vị trí cân bằng, dùng chân phải để gạt chống nghiêng như hình dưới đây.
Cách dựng xe đổ bên trái sau đó gạt chống nghiên
Trong cả hai trường hợp trên, toàn bộ sức nặng của xe đều được dồn vào chân nên việc dựng xe cũng trở nên dễ dàng. Một ưu điểm nữa là lưng của bạn được giữ thẳng, tránh gặp phải những chấn thương do phải cúi xuống như những cách thông thường. Phái đẹp cũng có thể áp dụng phương pháp này để tự dựng chiếc xe máy của mình nếu chẳng may bị ngã đổ. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, giải pháp tốt nhất vẫn là nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh.
Cô gái dựng chiếc mô tô Honda Goldwing nặng 421 kg
Có thể bạn quan tâm: