1.Van lò xo khí nén
Với tốc độ làm việc vượt quá mức bình thường, vòng tua máy của các xe đua cũng thường phải vượt ra khỏi giới hạn thông thường. Đơn cử như đối với những chiếc xe đua động cơ 4 thì, 1.000 phân khối, vận tốc vòng tua máy có lên tới 17.000 vòng/phút. Do đó, cấu tạo van truyền thống bằng kim loại sẽ không thể theo kịp tốc độ xe vì lò xo đóng van không đủ nhanh như yêu cầu. Khi đó, sự va đập giữa pít-tông với xu-páp sẽ khiến động cơ dễ bị hỏng. Vì vậy, lựa chọn hàng đầu của các đội đua là sử dụng hệ thống van lò xo khí nén, thường là khí trơ trọng lượng nhẹ, có khả năng phản ứng nhanh làm giảm khả năng va đập giữa van với pít-tông. Khí nén ở đây được hiểu là dùng để thay thế lò xo thép bằng khí nén. Dùng khí nén thay lò xo thép để hồi vị xu-páp động cơ. Tần số riêng của khí nén gấp 8 lần tần số lò xo, nhờ đó động cơ có thể làm việc ở tốc độ không giới hạn. Với hệ thống van lò xo khí nén, khi vận tốc vòng tua máy lên tới 17.000 vòng/phút, mỗi van sẽ được mở ra đóng vào đến hơn 140 lần/giây.2. Hộp số liền mạch
Đúng như tên gọi của nó, hộp số liền mạch “Seamless-Shift Gearbox” giúp các xe đua rút ngắn tối đa thời gian chuyển số, cải thiện gia tốc và độ mượt khi tăng tốc một cách rõ rệt. Đây cũng chính là trợ lực đắc thủ giúp Honda RC213V tạo được sức mạnh áp đảo trong mùa giải MotoGP 2013.Hộp số liền mạch là một dạng hộp số áp dụng công nghệ điện tử để hỗ trợ sang số nhanh, vốn đã được đội đua của Honda đưa vào sử dụng từ cuối mùa giải 2010. Với hộp số này xe Honda sang số chỉ mất 0,009 giây, còn chiếc Yamaha M1 vẫn mất đến 0,038 khi sang số. Mà trên sân GP chỉ vài phần trăm giây đã đủ “khóc”!
Đánh giá về những lợi thế mà công nghệ hộp số liền mạch này mang lại, tay đua Rossi của Yamaha nhấn mạnh: “Với tôi, nếu chỉ tính trong một vòng thì sự thay đổi về mặt thời gian là không đáng kể. Nhiều người đã khẳng định rằng nó có thể cải thiện khoảng 2/10 giây một vòng, theo tôi thậm chí còn ít hơn 2/10 giây. Tuy nhiên, sự cải tiến lớn nhất chính là ở vòng thứ 20 hay 30, bởi khi đó chiếc xe trở nên rất dễ để điều khiển, ổn định hơn cả khi tăng tốc lẫn khi phanh”.
3. Hệ thống phanh đĩa carbon
Với những chiếc xe đua MotoGP có sức mạnh và khả năng đạt tốc độ vượt bậc, vai trò của hệ thống phanh xe là vô cùng quan trọng. Hệ thống phanh đòi hỏi phải bền và mạnh đặc biệt. Brembo, Nissin chính là hãng phanh đảm nhiệm vai trò phát triển hệ thống phanh đặc biệt cho những chiến binh hai bánh của MotoGP.
Điểm nhấn chính của hệ thống phanh chuyên dụng dành riêng cho các anh hùng tốc độ tại MotoGP là kiểu phanh đĩa carbon kép ở bánh trước. Cặp phanh này có thể hoạt động với nhiệt độ tối đa lên tới 900 độ C tại điểm phanh cuối. Đây cũng là điều kiện thường xuyên cho những chiếc xe đua, vốn hoạt động trong tình trạng bứt tốc và đi kèm là những cú phanh gấp “đỏ lửa” vì áp lực ma sát cực lớn. Trong khi đó, bánh sau dùng đĩa đơn hợp kim thép không gỉ, bộ guốc phanh bằng hợp kim nhôm với số lượng piston có thể tùy chỉnh theo nhu cầu của từng tay đua (2 hoặc 4). Tuy nhiên, hệ thống phanh này chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nó hoạt động ở điều kiện áp lực cao về tốc độ, cũng như ở nhiệt độ phù hợp và có thể trở nên “bất lực” và “phản chủ” khi gặp nhiệt độ lạnh.Rõ ràng ngoài cả rổ công nghệ chi tiết, chỉ riêng mấy công nghệ đỉnh cao trên, cũng đủ để kéo giá thành của những chiếc xe đua MotoGP lên cao ngất ngưởng. Vì vậy, việc bỏ ra vài triệu đô để mua một chiếc xe đua MotoGP cũng là chuyện thông thường.
Có thể bạn quan tâm: