Kể từ năm 2000 đến 2009, NHTSA đã ghi nhận 52 trường hợp tử vong liên quan đến hiện tượng đột ngột tăng tốc xe Toyota và Lexus. Toyota và NHTSA đã vào cuộc điều tra nguyên nhân, nhưng Toyota cho rằng tai nạn do lỗi người điều khiển. Đến khi cựu sĩ quan tuần tra giao thông California, Mark Saylor cùng 3 thành viên trong gia đình thiệt mạng vào ngày 28/8/2009, do chiếc Lexus bị nạn không giảm tốc được ở gần San Diego. Trước khi xe lao xuống vực, một nạn nhân ngồi ở hàng ghế sau đã kịp gọi cho cảnh sát báo tình hình, chỉ khi đó Toyota mới điều tra theo hướng mới và tìm được nguyên nhân xe tăng tốc ngoài ý muốn do chân ga bị kẹt. Năm 2010, Toyota bị phạt 66 triệu USD do lỗi chậm thu hồi xe tăng tốc đột ngột và mới đây phải bồi thường 1,2 tỷ USD cho gia đình các nạn nhân.
Nếu đặt trường hợp bị rơi vào hoàn cảnh như Mark Saylor, chúng ta phải làm gì để xử lý tình huống khẩn cấp này và thoát hiểm an toàn?
Thường thì chân ga bị kẹt khi ta đạp lút ga để qua mặt xe khác. Trong tình trạng này một chiếc xe 175 mã lực có thể vọt tới với tốc độ 190 km/h và phanh chân dường như không có tác dụng. Những xe trước mặt đang lưu thông với tốc độ 80 km/h hoặc 100 km/h (nếu xảy ra trên đường cao tốc). Lúc này chúng ta chỉ có thể vừa đạp thắng vừa đánh lái lạng lách để tránh va chạm vào xe khác trên một đoạn đường ngắn, nếu không may đang ở chỗ đông xe thì việc lách tránh sẽ gần như là không giúp gì được cho chúng ta.
Phản xạ đầu tiên là chúng ta phải đạp thắng thật mạnh để giảm tốc độ của xe, đồng thời, giữ nguyên vị trí chân thắng càng chặt và sâu càng tốt cho đến khi xe giảm đến tốc độ an toàn hoặc dừng lại được, vì trong trường hợp bị kẹt chân ga làm cho xe tăng tốc đột ngột thì lực thắng cần phải mạnh hơn nhiều so với bình thường mới thắng được độ tăng tốc của xe.
Tiếp theo sao đó có 3 lựa chọn chúng ta sẽ thực hiện khi chẳng may rơi vào tình huống này:
A. Kéo phanh tay
B. Tắt máy
C. Trả về số N
Sau đây là những phân tích chi tiết cho từng lựa chọn:
A. Kéo phanh tay: Nếu kéo phanh tay trong lúc này, tốc độ xe chỉ có thể giảm rất ít, còn khoảng 175 km/h, vẫn không thể giúp chúng ta thoát khỏi nguy hiểm, thậm chí có thể làm xe mất cân bằng và bị lệch hướng di chuyển có thể gây ra tai nạn thảm khốc hơn.
B. Tắt máy: Khi tắt nguồn điện, động cơ cũng được tắt nhưng đồng thời chúng ta cũng không thể điều khiển được tay lái. Do động năng quán tính, xe vẫn lao thẳng về phía trước và nguy cơ dẫn đến va chạm vào xe hoặc vật cản phía trước với tốc độ kinh hồn là rất cao.
C. Trả về số N: Khi trả về số N, chúng ta đã ngắt kết nối giữa động cơ với hệ thống truyền lực. Khi không còn lực đẩy của động cơ nữa, phanh sẽ có tác dụng. Khi xe chậm lại chúng ta có thể lái xe vào lề và gọi hỗ trợ.
Vậy sau khi đạp thắng chúng ta trả về số N và sau đó tắt máy là cách xử lý khả thi để chúng ta có thể thoát hiểm an toàn trong trường hợp khẩn cấp khi xe bị tăng tốc đột ngột.
Ngọc Đỉnh
Có thể bạn quan tâm: