Trong phần lớn tài liệu, kỹ sư người Thụy Điển Nils Bohlin (trong ảnh), người từng làm việc cho Volvo, đã sáng chế ra dây đai an toàn 3 điểm và là trang bị tiêu chuẩn trên xe Volvo từ năm 1959. Nhưng toàn bộ câu chuyện lại cho thấy ý tưởng xuất phát từ vị quý tộc người Anh Sir George Cayley (1773-1857), một nhà tiên phong thời kỳ đó về loại tàu bay có động cơ. |
Ngày nay, lái xe trên đường mà không có định vị vệ tinh, khả năng lạc đường với nhiều người là rất lớn. Các thiết bị hiện đại trên táp-lô đều dựa vào GPS, một công nghệ vốn do quân đội Mỹ phát triển với mục đích quân sự nhưng hiện được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. GPS mới chỉ trở nên hoàn toàn hữu dụng từ cuối những năm 1980 và sau đó khoảng một thập kỷ mới phổ biến trong các mục đích dân sự. Năm 1981, hãng công nghệ Alpine ra mắt một sản phẩm tương tự có tên Electro Gyrocator, cùng phát triển với Honda, sử dụng một gia tốc kế và một hệ thống định vị quán tính. Còn Oldsmobile trở thành hãng xe đầu tiên đưa ra hệ thống định vị vệ tinh tích hợp trên xe, GuideStar, trên một mẫu xe sản xuất hàng loạt vào năm 1995. |
Bluetooth là từ chỉ mới được tạo ra vào năm 1998, nhưng nhanh chóng trở thành từ đồng nghĩa với kết nối không dây, và ở đây có nghĩa là sự kết nối giữa điện thoại di động và xe hơi , cho phép thực hiện và nhận các cuộc gọi rảnh tay. Bluetooth không phải là một hãng, mà là tiêu chuẩn công nghệ để truyền dữ liệu ở khoảng cách ngắn. Thiết bị không chính hãng đầu tiên có kết nối Bluetooth ra mắt năm 2001, chỉ 1 năm sau khi công nghệ này xuất hiện trên các thiết bị cầm tay. Kích hoạt bằng giọng nói cũng nhanh chóng được giới thiệu sau đó. Mẫu Acura TL dành cho thị trường Mỹ là xe đầu tiên trang bị Bluetooth làm tiêu chuẩn và đó là năm 2003. |
Các tài xế thuộc một độ tuổi nhất định nào đó chắc sẽ nhớ khi ổ cắm 12 V xuất hiện với chiếc đầu mồi thuốc lá, và hiện thiết bị này vẫn còn trên nhiều mẫu xe đời cũ. Ngày nay, người đi xe sử dụng các đầu cắm khác để cắm thiết bị định vị hay sạc điện thoại. Ổ cắm 12 V đầu tiên xuất hiện khoảng giữa những năm 1920 khi Connecticut Automotive Specialty Company được cấp bằng sáng chế về chiếc bật lửa trên ôtô đầu tiên. |
Khi nghĩ tới những mẫu xe mang tính tiên phong, Renault Fuego (1980-1995) có thể không nằm trong những vị trí đầu tiên. Nhưng khi điểm tên những công nghệ mang tính đổi mới, Fuego thực sự gây ấn tượng: chiếc coupe đầu tiên được sản xuất hàng loạt với ưu điểm từ thử nghiệm trong đường hầm gió, xe đầu tiên có các nút điều khiển audio trên vô-lăng, và từ năm 1983, là xe đầu tiên có khóa trung tâm điều khiển từ xa. |
Hệ thống điều hòa trên xe đầu tiên do thương hiệu xe Mỹ Packard đưa ra vào năm 1939 và đặc biệt xuất hiện trên dòng limo cho khách hàng nhà giàu. Công nghệ này được biết đến như loại "điều hòa thời tiết" bởi có cả máy sưởi ấm cũng như làm mát. Các mẫu xe Packard được đưa từ nhà máy ở Detroit, bang Michigan, tới Cleveland, bang Ohio để lắp đặt thiết bị này. Mẫu Chrysler Imperial 1953 là xe đầu tiên xuất xưởng với máy điều hòa đã gắn sẵn và công nghệ này được gọi tên Airtemp. |
Không thứ gì giúp thời gian trên đường trôi qua đỡ nhàm chán hơn việc nghe đài. Chiếc đài đầu tiên xuất hiện trên ôtô vào năm 1930 và do một hãng Mỹ có tên Galvin Manufacturing Corporation lắp đặt. Tên thương hiệu cho sản phẩm của họ là Motorola và vẫn duy trì đến ngày nay. Galvin từng cho biết radio, lắp trên một mẫu xe có tên 5T71, có thể lắp trên bất cứ mẫu xe nào. Thương hiệu Đức Blaupunkt tiên phong trong công nghệ này ở châu Âu không lâu sau đó và và phát triển đầu thu FM vào năm 1952. |
Radio từ dạng đầu phát với âm thanh thỉnh thoảng bị tạp âm cho đến ngày nay đã có thể phát mọi loại nhạc mà người sử dụng muốn, thông qua máy iPod hay MP3. Nhưng trong đó có thời kỳ khi đầu CD và thậm chí là đầu ghi gắn ở hộc đựng găng tay xuất hiện. Đầu CD đầu tiên xuất hiện trên mẫu Lincoln Town Car 1987. |
Hè 2014 ra mắt mẫu Peugeot 108 mới, Citroen C1 và Toyota Aygo, đánh dấu thời điểm màn hình cảm ứng đã "lọt" xuống đến các mẫu xe nhỏ giá rẻ. Công nghệ này từng khởi nghiệp trên mẫu Buick Riviera 1986 với tên gọi "Graphic Control Center". |
>>Xem tiếp
Mỹ Anh