Với Alcokey do Saab sản xuất, xe sẽ không khởi động khi nồng độ rượu của người lái vượt mức cho phép. Ảnh: Saab. |
Trước tiên phải khẳng định rằng rượu, bia làm cho thần kinh trì trệ, phản ứng chậm đối với các tình huống giao thông trên đường, phán đoán sai tốc độ của xe mình hay xe khác và tệ nhất là còn tạo ra sự tự tin giả tạo, khiến lái xe với tốc độ cao hơn bình thường. Vì vậy, ngay trang đầu tiên cuốn "Cẩm nang dành cho người tham gia giao thông", nhà xuất bản Giao thông vận tải, với sự tài trợ của tập đoàn Diego, tập đoàn hàng đầu thế giới về kinh doanh và sản xuất đồ uống cao cấp, đã khuyến cáo: "Nếu quý vị định uống rượu, xin đừng lái xe. Nếu quý vị lái xe, xin đừng uống rượu".
Nồng độ rượu trong máu được đo bằng "độ BAC". BAC là từ viết tắt của cụm từ "Blood Alcohol Concentration" (nồng độ rượu trong máu). Độ BAC đo bằng gram rượu có trong 100 cc máu. Ví dụ, độ BAC bằng 0,1 có nghĩa là trong 100 cc máu của người lái xe có 0,1 gram rượu.
Theo kết quả nghiên cứu, khi độ BAC tăng thì nguy cơ xảy ra tai nạn cũng tăng theo: Độ BAC = 0,5, nguy cơ tai nạn tăng gấp đôi, độ BAC = 0,8, nguy cơ tai nạn tăng gấp 7 lần, còn nếu BAC = 1,5, nguy cơ xảy ra tai nạn tăng gấp 25 lần.
Vì vậy, theo quy định, độ BAC = 0 là an toàn nhất và được coi là không phạm luật. Còn nếu độ BAC lớn hơn 0,1 thì bị phạt cảnh cáo từ 1 đến 2 triệu đồng.
(Theo Ôtô Xe máy)