Ngoài bánh rán, bánh khoai, bánh chuối thì bánh tiêu là một trong các món ăn vặt ngon nhất định bạn không thể bỏ qua. Bánh tiêu hay còn có tên gọi khác là bánh hồ tiêu. Loại bánh này bắt nguồn từ vùng Phúc Châu, Trung Quốc. Cách làm bánh tiêu không khó, chỉ với nguyên liệu dễ kiếm như bột mì, men nở thêm chút đường và vừng là bạn đã có ngay món bánh ngon tròn vị.
Để giúp bạn có thể tự tay làm ra một chiếc bánh tiêu ngon chuẩn vị, Bếp Eva sẽ hướng dẫn bạn một số công thức dễ làm sau đây.
1. Cách làm bánh tiêu bằng bột mì đa dụng truyền thống Nguyên liệu làm bánh tiêu- 500g bột mì đa dụng
- 7g men nở
- 100g đường trắng
- 150g mè trắng (vừng trắng)
- 220ml nước ấm 30 độ
- Dầu ăn, muối
- Dụng cụ: Cán bột, tô, thớt, rây lọc...
Nguyên liệu làm bánh tiêu truyền thống
Hướng dẫn cách làm bánh tiêu ngon đơn giản Bước 1: Trộn bột- Cho 100ml nước ấm vào bát, cho 100g đường khuấy đều cho tan hết. Sau đó kiểm tra, nhiệt độ hạ xuống 50% thì cho 7g men nở vào khuấy đều tay.
- Trộn bột mì với 1 xíu muối rồi cho vào tô, cho phần nước đường với men nở vào trộn đều, thêm phần nước ấm còn lại vào trộn thành 1 hỗn hợp bột không vón cục, không dính tay.
Trộn bột thành khối mịn dẻo không dính tay
- Dùng khăn khô hoặc màng bọc thực phẩm bọc lại, để bột 40 - 45 phút.
Ủ bột
Lưu ý: Chỉ nhồi bột thành 1 khối dẻo mịn không dính tay là được, không nên nhồi bột quá lâu bánh sẽ bị dai, khó nở.
Bước 2: Tạo hình bánh tiêu- Bột ủ xong nở gấp đôi so với lúc ban đầu. Lấy bột ra, trải 1 lớp bột áo lên bề mặt thớt, cho khối bột ra nhồi lại 1 lần.
- Chia bột thành từng khối nhỏ vo tròn. Lăn khối bột trên mè trắng để mè bao phủ cả khối bột.
- Dùng cây cán bột cán thành các miếng mỏng tròn có đường kính khoảng 4cm.
Lăn bột qua vừng rồi cán mỏng
Bước 3: Chiên bánh tiêu- Cho dầu ăn vào chảo đun dầu nóng già, hạ lửa nhỏ rồi đó thả lần lượt từng chiếc bánh tiêu vào chiên
- Khi bánh bắt đầu nổi lên, dùng rá xoay tròn bánh để bánh được tròn đẹp và phồng to hơn. Chiên bánh chín vàng đều, nở phồng đẹp mắt thì vớt ra để ráo dầu.
Chiên bánh tiêu ngập dầu
Thành phẩmBánh tiêu được chiên ngập trong dầu nên rất phồng. Phần ruột bên trong rỗng, vỏ ngoài vàng ruộm phủ thêm lớp vừng trắng trông cực kỳ đẹp mắt. Khi ăn, bạn cảm nhận được vị mặn ngọt xen lẫn, đâu đó phảng phất hương thơm của bột mì, béo ngậy của vừng cực kỳ lạ miệng.
Bánh tiêu chín vàng đều
Bánh phồng xốp ăn mãi không chán
2. Cách làm bánh tiêu sữa nhân đậu xanh ngon Nguyên liệu- Bột mì: 500g
- Bột nở: 1 thìa
- Vừng trắng
- Sữa tươi có đường hoặc không đường: 200ml
- Bột nổi: 1 thìa
- Đậu xanh: 150g
- Dầu ăn, đường, muối
Nguyên liệu cần có
Hướng dẫn làm bánh tiêu sữa Bước 1: Làm bột bánh tiêu- Cho bột mì đã chuẩn bị vào một âu lớn rồi lần lượt thêm 1 thìa bột nổi, vài hạt muối. Dùng thìa trộn đều cho các hỗn hợp quyện vào nhau.
Trộn bột mì với bột nổi
- Đổ 200ml sữa tươi vào 1 bát sạch, thêm vào đây 1 chút nước ấm rồi cho 1 thìa men nở. Khuấy thật đều để nguyên liệu tan vào nhau. Quan sát thấy men nở nổi lên trên là được.
Pha hỗn hợp sữa, men nở
- Từ từ đổ phần sữa vừa pha với men vào bát bột. Lưu ý, để tránh tình trạng bột quá khô hoặc quá nhão, bạn nên đổ theo từng đợt. Dùng tay trộn đều bột lên cho tới khi tạo thành một khối bột dẻo.
Nhào bột
- Để bột nghỉ trong khoảng 1 - 2 tiếng là được.
Bước 2: Làm nhân bánhThông thường, bánh tiêu sẽ không có nhân, tuy nhiên cách làm bánh tiêu sữa này sẽ thêm nhân đậu xanh để tăng hương vị.
- Đậu xanh mua loại đã bỏ vỏ, vo sạch rồi đem đi hấp thật chín.
Sên nhân đậu xanh
- Dùng thìa tán nhuyễn đậu xanh sau đó cho vào chảo chống dính, thêm chút đường trắng và bắt đầu sên.
- Sên đậu xanh cho tới khi tạo thành khối đặc, có thể nặn được bánh thì dừng lại.
- Để đậu xanh nguội, bạn vo thành từng viên nhỏ tròn.
Bước 3: Nặn bánh tiêu- Vo bột bánh thành từng thanh trụ bằng nhau.
- Dùng chày cán bột thành miếng mỏng sau đó đặt nhân đậu xanh vào giữa và gói lại.
Cán dẹt bột
- Một lần nữa dùng chày cán dẹt phần bánh vừa nặn và lăn qua bát vừng trắng.
- Lần lượt thực hiện cho đến khi hết nguyên liệu.
Cho nhân đậu xanh vào và gói bột lại.
Bước 4: Chiên bánh tiêu- Bắc chảo chống dính sâu lòng lên bếp rồi đổ dầu ăn vào đây.
Dầu nóng cho bánh vào chiên
- Khi dầu nóng, bạn lần lượt thả bánh tiêu đã nặn ở bước 3 vào. Trong quá trình chiên nên dùng đũa đè sát mép bột như thế phần giữa của bánh sẽ phồng đều lên.
Chiên bánh tiêu nở phồng
- Gắp bánh tiêu chiên vàng ra đĩa rồi thưởng thức.
Hoàn thànhMón bánh tiêu chín vàng ươm đẹp mắt
Bánh sau khi chiên có màu vàng cực kỳ đẹp mắt. Bánh phồng vàng ươm, giòn rụm. Phần nhân đậu xanh thơm ngậy, ngọt nhẹ ăn rất ngon.
Bánh chín nhân thơm mềm
Lớp vỏ bánh có mùi thơm đặc trưng của sữa, đảm bảo ai ăn cũng thích mê.
3. Cách làm bánh tiêu không cần bột nởKhông dùng bột nở có thể làm được bánh tiêu hay không? Câu trả lời là “Có”. Vậy nếu không có chất xúc tác này thì liệu bánh có nở phồng đẹp được không? Cùng tìm hiểu cách làm bánh tiêu không cần bột nở ngay sau đây.
Nguyên liệu- Bột mì đa dụng: 500g
- Sữa tươi: 250ml
- Đường: 100g
- Muối: ¼ thìa
- Dầu ăn: 2 thìa
- Vừng rang
Các bước làm bánh Bước 1: Làm bột- Đổ bột mì ra một chiếc bát rồi thêm đường, muối vào.
Cho bột mì ra bát
- Từ từ đổ phần sữa, nước vào bát bột. Lưu ý, nên đổ từ từ để điều chỉnh được độ đậm đặc của bột.
Thêm nước vào bột
- Dùng thìa trộn thật đều cho tới khi bột tạo thành một khối kết dính là được.
Bước 2: Tạo hình bánh tiêu- Chia bột vừa nhào thành các phần bằng nhau.
Chia bột thành từng phần bằng nhau
- Dùng chày cán mỏng phần bột bánh rồi lăn nhẹ qua lớp vừng.
Cán bột mì mỏng
- Lưu ý, độ dày mỏng của bột quyết định rất nhiều tới độ ngon của bánh. Bạn cán bột càng mỏng thì ruột bánh càng rỗng, ăn càng ngon.
Bước 3: Chiên bánh- Bắc chảo chống dính lên bếp rồi thêm vào đây 1 lượng lớn dầu ăn.
- Bật bếp đun tới khi dầu nóng thì thả bánh vào chiên.
Chiên bánh tiêu
- Nên dùng thìa múc dầu ăn lên trên bánh như thế bánh sẽ nở to và phồng đẹp hơn.
- Khi bánh vàng đều các mặt thì bạn vớt bánh ra và thưởng thức.
Bánh phồng, vàng đều là được
Hoàn thànhBánh vàng đẹp mắt
Cách làm bánh tiêu không cần bột nở cũng không cần ủ bột này thật tiện phải không nào. Chỉ bằng 3 bước đơn giản là bạn đã có ngay món bánh tiêu giòn ngon chẳng kém ngoài hàng.
Bánh tiêu phồng rỗng ruột
Bánh có lớp vỏ vàng ươm đẹp mắt, khi ăn, phần vỏ bánh giòn, ruột rỗng, lớp vừng rang trên bề mặt béo ngậy làm tăng thêm sức hấp dẫn cho món ăn vặt này.
Cách làm bánh tiêu phồng xốp, rỗng ruột cực ngonBánh tiêu đạt tiêu chuẩn phải có lớp vỏ vàng ươm, giòn rụm. Lớp ruột bên trong rỗng. Để làm được điều này, bạn nên:
- Thêm men nở vào trong bột mì/bột gạo khi trộn. Chú ý, kiểm tra phần men nở thật kỹ, tránh dùng loại men quá hạn, men chết vì đây cũng là nguyên nhân khiến cho bánh tiêu không phồng lên được.
- Ủ bột là một trong những bước không thể thiếu giúp cho bánh tiêu ngon và hấp dẫn hơn. Bột sau khi nhào xong phải đem đi ủ khoảng 60 phút. Chú ý, nên đặt bát bột ở những nơi có nhiệt độ không quá lạnh cũng không quá nóng, lý tưởng nhất là ở khoảng 25 - 37 độ.
Cán bột càng mỏng thì bánh càng ngon
- Cán bột thật kỹ, thật bỏng để vỏ bánh nở và xốp. Một số chị em cán vỏ quá dày vì thế khi chiên lên bánh bị đặc ruột không căng phồng như mong muốn.
- Nên chiên bánh ngập trong dầu ăn như thế bánh sẽ nở đều và đẹp hơn. Chú ý, trong quá trình chiên, bạn nhớ dùng đũa để đè mép bánh xuống. Thường xuyên lật bánh như thế tránh được tình trạng bánh cháy.
- Khi nhào bột bánh, nên cho bột từ từ vào phần nước ấm để điều chỉnh độ đặc, nhão của bột.
Dùng ngón tay ấn nhẹ để thử bột
- Sau khi ủ bột xong, ấn nhẹ 1 ngón tay vào khối bột, thấy khối bột lõm rồi trở lại trạng thái phồng thì là bột đã đạt. Nếu khối bột không có độ phồng là bột chưa nở, nên ủ tiếp.
- Điều chỉnh ngọn lửa vừa, đừng vặn quá to bánh dễ cháy hay vặn quá nhỏ sẽ khiến bánh ngấm dầu không nở được và khi ăn nhanh ngấy.
- Có thể thêm sữa tươi hoặc sữa đặc vào bánh tiêu để khi ăn bánh có mùi thơm của sữa, béo ngậy hơn. Chú ý, tính toán lượng sữa cho vào bao nhiêu thì giảm phần nước bấy nhiêu để tránh bột bị loãng.
Hướng dẫn bảo quản bánh tiêuBánh tiêu ăn không hết có thể bảo quản bằng 2 cách sau:
- Bánh đã chiênNên ăn hết ngay trong ngày, nếu không hết có thể để nguội và cho vào hộp kín, để vào ngăn mát tủ lạnh. Ngày hôm sau khi ăn chiên lại. Chỉ bảo quản 1 ngày.
Bánh tiêu nên ăn trong ngày sẽ ngon hơn
- Bánh chưa chiênDùng màng bọc thực phẩm bọc riêng từng miếng bánh rồi bọc kín lại để vào ngăn đá tủ lạnh. Khi nào dùng đến để ra ngoài cho bớt lạnh rồi chiên là được. Bánh có thể bảo quản được từ 3 - 5 ngày.
Bánh tiêu bao nhiêu calo?Tính toán của các chuyên gia dinh dưỡng, trong 1 chiếc bánh tiêu có chứa một hàm lượng không nhỏ calo. Ước tính lượng calo trong bánh dao động từ 150 - 400, tùy theo kích cỡ và cách làm bánh tiêu mà con số có sự thay đổi.
Mong rằng với các cách làm bánh tiêu và bí kíp chiên bánh tiêu phồng xốp, rỗng ruột mà Bếp Eva vừa chia sẻ, bạn có thể tự tay làm ra những mẻ bánh thật ngon chiêu đãi cả nhà. Chúc bạn thành công!