Làm bánh thuẫn. |
Xong khoanh vòng như hình số 8, hai đầu mối được nhét nằm gọn theo kiểu trái trả của hai đầu số 8 (giống như mắt xích dây neo) nên bánh dún còn được gọi là bánh neo. Còn bánh mõ cũng dùng bột xú nhuyễn nặn thành hình tròn dài (bán nguyệt), giữa bỏ nhân dừa sò ướp (ngào) đường rồi bọc kín lại, giống hình cái mõ ở chùa, nhưng nhỏ hơn nhiều, hoặc thêm vào đó người ta cũng biến cải hình thức cái bánh giống cái này cái kia như: bánh nơ, bánh tai heo, bánh cà vạt, cũng cùng một công thức như nhau.
Sau khi nặn xong các loại bánh có nhân hay không nhân bằng loại bột khô, người ta mới cho dầu vào chảo đưa lên bếp, đợi cho dầu sôi (dầu rất nhiều) mới thả các loại bánh vào, trộn đều một hồi lâu, có khi cả giờ đồng hồ. Khi bánh ngả màu vàng lợt rồi vàng đậm là bánh đã chín giòn. Người ta cho vớt hết ra để tiếp tục chiên lại đợt khác. Xong phần chiên, người ta cho một chảo đường khác đưa lên bếp lửa, châm ít nước cho đường chảy ra, đồng thời bỏ các loại bánh đã chiên (không nhân) vào chảo đường, trộn nhanh nhiều vòng, thấy đường khô là đem bánh ra trút ngoài nia, để nguội bớt rồi cho vào thùng thiếc, đậy kín là có thể đem đi bán các hàng quán, nhất là các quán gần chợ, gần trường học. Bánh mõ sau khi đã chiên xong thì không bọc đường bên ngoài nữa vì bên trong đã có nhân ngọt.