Nến có hình thức rất đa dạng. |
- Nến được làm lạnh, nến sẽ cháy chậm hơn. Nên cho nến vào tủ lạnh khoảng 1 tiếng trước khi thắp, nhưng phải nhớ bọc nó lại trong giấy bóng để tránh bị ẩm.
- Khi đốt một ngọn nến dài thì nên đốt lâu một chút, sao cho phần sáp chảy ra tạo thành một vòng đều quanh chân nến. Như thế sẽ giúp nến chảy không bị lệch sang một bên tạo dáng rất xấu hoặc lần sau sẽ rất khó đốt.
- Không bao giờ để ngọn nến đang cháy ở chỗ có gió lùa, nó sẽ làm cho lửa cháy to lên và không đều làm ngọn nến bị lệch sang một bên.
- Không để nến trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoặc ánh đèn mạnh trong nhà, chúng sẽ bị mất màu và nếu để quá lâu sẽ làm cây nến bị cong.
- Nếu cây nến quá nhỏ, không thể để vào chân nến thì nên bọc phần cuối của nến bằng những lớp giấy ăn. Những lớp giấy này sẽ không bị cháy vì thấm lượng sáp chảy ra. Không nên đốt cho đến khi nến cháy hết mà chỉ nên để chúng cháy cách gốc khoảng 4 cm, đặc biệt với những cây nến dài.
- Nếu sáp chảy ra quá nhiều trên giá nến mà muốn làm vệ sinh phần này thì tốt nhất nên để nó vào tủ lạnh một thời gian rồi lấy ra.
- Nên dùng loại nến có chân cắm bằng sắt vì loại này có thể di chuyển dễ dàng ra khỏi phần giá đỡ. Với nến thường thì có thể đổ một ít nước ở dưới chân nến trước khi thắp. Khi không thắp nến nữa và sáp của nến đã cứng lại thì sẽ lấy chúng ra khỏi chân cắm dễ dàng hơn.
- Muốn lấy những phần nến gắn trên giá đỡ dễ dàng hơn thì có thể bọc giấy quanh chân nến và dùng bàn là đặt lên trên. Sức nóng của bàn là sẽ làm nến thấm vào giấy, làm sạch chân nến.
Xuân Tùng (theo interiorsnw)