Trà chanh giải nhiệt cơ thể đặc biệt vào mùa nắng nóng. Ngoài ra trà chanh cũng có tác dụng bổ sung các chất chống oxy hóa có trong lá trà, bổ sung vitamin C từ chanh có lợi cho sức khỏe. Khi pha cần những lưu ý gì và cách pha trà chanh sao cho đúng mời bạn tham khảo bí quyết dưới đây.
Chuẩn bị nước pha trà“Nhất nước, nhì pha, tam trà, tứ ấm” là câu truyền miệng về cách thưởng thức và các yếu tố ảnh hưởng đến độ ngon của trà khi pha mà các cố nhân đã đúc kết. Nước pha trà tốt nhất là nên chọn loại nước sạch tinh khiết, hàm lượng khoáng chất thấp, không nên chọn loại nước có độ khoáng cao để không làm ảnh hưởng đến các chất và mùi vị của trà.

Nước pha trà - Ảnh minh họa
Chọn trà gì để làm trà chanhTrà khi pha trà chanh nên chọn loại trà có độ chát nhẹ và lên màu vàng xanh đẹp mắt, ví dụ như trà xanh, trà ô long.
- Trà xanh khi hãm có màu nước vàng xanh, có ánh kim, là trà đã được diệt men qua công đoạn hấp trước khi sấy và sao chè.
- Trà ô long là trà được oxy hoá 1 phần, tùy thuộc vào công nghệ và từng loại trà, quá trình oxy hóa thay đổi từ 8 - 80%.
Nhiệt độ pha và thời gian ủ tràĐể tách, chiết được các dưỡng chất có trong trà mà không làm biến chất do nhiệt độ của nước pha. Mỗi loại trà sử dụng nước và nhiệt độ pha riêng. Nên ủ trà chứ không đun nước sôi trực tiếp trên bếp lửa rồi cho trà vào nấu như vậy chỉ làm trà thêm đắng mà thôi. Dưới đây là nhiệt độ pha thích hợp của từng loại trà:
- Trà xanh nên pha nước có nhiệt độ từ 75 – 85 độ C là nhiệt độ lý tưởng. Nhiệt độ thấp hơn lại không đủ làm cho trà “chín”. Nhiệt độ cao quá làm trà trà bị biến chất và có vị đắng nhiều hơn. Thời gian ủ là 7 phút sau đó rót hết phần nước trà ra cốc hoặc chai thủy tinh để chứa. Có thể pha như vậy được 2 đến 3 tuần trà tùy độ đậm nhạt.
- Trà ô long nên ủ với nước ở nhiệt độ 90 độ C trong thời gian khoảng 10 phút, sau đó rót hết nước trà ra khỏi ấm cho vào chai hoặc cốc để pha chế.
Pha trà - Ủ trà
Nên sử dụng hết trong vòng 4 tiếng, không nên để quá 1 ngày vì trà sẽ bị biến chất, sinh ra các độc tố không tốt cho cơ thể. Sau khi nắm được các bí quyết chính để làm được cốc trà thượng hạng thì bắt đầu pha trà chanh.
1. Cách pha trà chanh mật ong truyền thốngNguyên liệu làm trà chanh:
- Trà xanh: 10g
- Mật ong: 20ml
- Nước đường: 10ml
- Chanh tươi: 2 quả
- Đá viên: 100g
- Lá bạc hà
Dụng cụ pha: Bình shaker, cốc, thìa
Cách làm trà chanh mật ong truyền thốngBước 1: Trà xanh pha với 100ml nước nóng ở nhiệt độ 85 độ C, ủ trà trong 7 phút rồi rót trà ra cốc lọc, lọc cặn, để nguội.
Bước 2: Chanh tươi rửa sạch. 1 quả cắt làm đôi rồi vắt lấy nước cốt, lọc bỏ hạt. 1 quả còn lại cắt lát mỏng xếp ra đĩa.
Bước 3: Đong các nguyên liệu gồm nước trà xanh, nước cốt chanh, nước đường đã chuẩn bị vào bình shaker rồi đậy nắp kín. Lắc qua lại thật mạnh cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau.
Bước 4: Đổ nước trà chanh ra cốc, thả 2-3 lát chanh và lá bạc hà vào cốc. Pha mật ong với một chút nước ấm rồi rót mật ong lên trên sau đó thưởng thức. Nếu bạn thích uống lạnh thì cho thêm vài viên đá.
Trà chanh tươi mát giải nhiệt sảng khoái
Khi uống bạn sẽ cảm nhận được vị chát nhẹ của trà, nước trà chua ngọt hài hòa, thanh mát, thơm mùi chanh. Cốc trà chanh có màu vàng xanh bắt mắt đúng chuẩn.
2. Cách pha trà chanh đàoNguyên liệu làm trà chanh đào:
- Trà xanh: 8g
- Nước đường: 10ml
- Đào hộp
- Nước cốt chanh: 7ml
- Mật ong: 20ml
Dụng cụ pha: Bình shaker, cốc, thìa, lọc trà
Cách làm trà chanh đàoBước 1: Ủ trà và sơ chế nguyên liệu
- Ủ trà với 200ml nước nóng trong 8 phút thì rót ra cốc qua màng lọc để lọc cặn.
- Lấy 1 miếng đào ra khỏi hộp rồi thái nhỏ hạt lựu.
Bước 2: Pha trà chanh đào
- Cho đào cắt hạt lựu, 20ml mật ong, 10ml nước đường cùng 100ml nước trà xanh, nước cốt chanh 7ml và đá viên vào bình shaker rồi đậy nắp kín, lắc mạnh đều tay liên tục trong 1 phút.
- Rót hỗn hợp trà chanh đào ra ly, cho thêm 1-2 miếng chanh thái lát mỏng vào cùng và vài miếng đào lên trên ly sau đó thưởng thức. Hương thơm và vị ngọt của đào, thanh mát của trà xanh đánh thức các giác quan của bạn.
Trà chanh đào
3. Cách làm trà chanh quấtNguyên liệu:
- Trà xanh hoa nhài: 10g
- Siro quất: 20ml
- Nước đường: 25ml
- Chanh tươi: 1 quả
- Quất: 2 quả
- Đá: 250g
- Trang trí: Quất, nhánh bạc hà…
- Dụng cụ: Cốc, thìa, bình shaker, lọc trà
Cách pha trà chanh quấtBước 1: Trà xanh hoa nhài hãm với 200ml nước 80 độ C rồi rót ra cốc lọc cặn, để nguội.
Bước 2: Chanh tươi vắt lấy nước bỏ hạt, quất cắt lát mỏng.
Bước 3: Đổ hỗn hợp gồm 100ml nước trà xanh hoa nhài, siro quất, nước cốt chanh tươi, nước đường vào bình shaker rồi lắc mạnh liên tục cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau.
Bước 4: Rót trà chanh quất ra ly, thêm vài viên đá và lát quất thái mỏng vào rồi thưởng thức.
Cốc trà chanh quất màu vàng xanh tươi mát
Trà chanh quất với vị chát nhẹ của trà, hương thơm đặc trưng của quất kết hợp với chua ngọt của chanh đường là thức uống giải nhiệt lý tưởng mỗi khi hè về.
4. Cách pha trà nhài chanh gừngNguyên liệu:
- Trà xanh hoa nhài: 10g
- Nước cốt chanh: 10ml
- Nước đường: 20ml
- Mật ong: 10ml
- Siro gừng: 15ml
Dụng cụ: shaker, muỗng khuấy
Cách pha trà nhài chanh gừngBước 1: Hãm trà với 250ml nước nóng rồi rót ra cốc qua màng lọc, để nguội bớt.
Bước 2: Cho lần lượt tất các các hỗn hợp gồm nước trà xanh, mật ong, siro gừng, nước cốt chanh, nước đường vào bình lắc đều.
(Nếu không có siro gừng, có thể thay bằng gừng tươi giã nát, ép lọc lấy nước cốt)
Bước 3: Đổ nước trà chanh gừng ra cốc, thả vài lát chanh thái mỏng rồi thưởng thức nóng.
Trà chanh gừng tăng lưu thông máu tốt cho cơ thể
Nước trà chanh gừng giúp làm ấm cơ thể trong mùa lạnh, cơ thể tỉnh táo hơn.
