Từ đó đến nay cơm cháy đã phát triển và trở thành đặc sản của vùng đất Ninh Bình.
Cơm cháy được ăn kèm với chà bông, mỡ hành... Ảnh: T. H. |
Cơm cháy, thoạt nghe đã thấy đơn sơ và giản dị, nhưng các công đoạn chế biến lại không hề đơn giản. Tất cả đều được làm thủ công và theo bí quyết gia truyền riêng. Gạo vo sạch, cho vào nồi và nấu chín. Gạo để nấu cơm được lựa chọn kỹ càng từ những loại gạo dẻo, đặc biệt là gạo tám thơm Hải Hậu (Nam Định). Nồi nấu được chọn từ những nồi gang đáy dày.
Cơm cháy thường được đóng vào bao và bán cho du khách. Ảnh: N.B. |
Khi cơm chín, nhanh tay xới cơm ra chỉ để lại phần cháy sém dưới đáy nồi. Lúc này vẫn tiếp tục để lửa nhưng phải thường xuyên xoay nồi cơm cho chín đều. Lóc lấy phần cơm cháy, bẻ miếng vừa lớn gần bằng bàn tay và đem phơi khô.
Khi ăn, miếng cơm cháy chiên trên chảo dầu vàng rộm, đậm đà và giòn tan. Món cơm cháy có thể chấm nước tương, ăn kèm hành phi, hoặc ruốc tùy theo khẩu vị của từng người.
Đơn sơ giản dị là thế nhưng cơm cháy làm xao xuyến bất cứ thực khách nào khi đến Ninh Bình. Nó còn là một đặc sản, món quà gửi gắm cả tấm lòng của người dân cùng hương vị của mảnh đất này đến bạn bè và du khách gần xa.
Hoàng Hân