Bức tranh đầy sống động của ẩm thực Việt Nam
Nhờ lịch sử lâu đời và vị trí địa lý khác biệt, mỗi vùng miền trên lãnh thổ hình chữ S lại có những món ăn mang hương vị và nét thu hút riêng không thể hoà lẫn. Chính điều này đã góp phần làm nên bức tranh ẩm thực Việt Nam đa sắc, thu hút không chỉ người Việt mà cả những du khách nước ngoài.
Mới đây vào ngày 22/12, tại Lễ công bố “Hành trình tìm kiếm giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam” được tổ chức ở khu du lịch Văn Thánh (TP.HCM) bởi Hiệp hội Văn hóa và Ẩm thực Việt Nam (VCCA) với sự đồng hành của nhãn hàng CHIN-SU, công chúng một lần nữa được chứng kiến bức tranh đầy sống động của ẩm thực Việt. Tại đây, VCCA đã công bố 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam cho năm 2022, trong đó có 47 món ăn miền Bắc, 37 món ăn miền Trung và 37 món ăn miền Nam.
VCCA công bố 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam sau những vòng tuyển chọn khắt khe.
Danh sách này ghi nhận nhiều món ăn nổi bật dọc dải đất chữ S như chả cá Lã vọng, cơm hấp lá sen, nem công chả phụng, chả giò rế lưới… Được biết đây là những món ăn được tuyển chọn vô cùng khắt khe bởi các chuyên gia ẩm thực, văn hóa hàng đầu cả nước.
Nhiều món ăn tiêu biểu được quảng diễn ngay tại sự kiện.
Nói về tiêu chí lựa chọn các món ăn, Giáo sư Lưu Duẩn - Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Khoa học và Công nghệ thực phẩm Việt Nam cho biết: “Đầu tiên là yếu tố giá trị văn hóa, lịch sử, món ăn được hình thành và phát triển trong những vùng miền địa lý nhất định. Kế đến, món ăn phải có giá trị đặc trưng về chất lượng (dinh dưỡng, an toàn, cảm quan), công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản và lưu thông... Cuối cùng món ăn phải có giá trị kinh tế, nghĩa là phải có khả năng phát triển, nhận được sự đón nhận mạnh mẽ từ cộng đồng.”
Bí kíp thổi hồn cho bức tranh ẩm thực dân tộc
Ngay tại sự kiện, các nghệ nhân từ khắp nơi trên cả nước đã hội tụ để trực tiếp thực hiện những màn quảng diễn cực kỳ ấn tượng. Có thể thấy, tuy quảng diễn những món ăn khác nhau nhưng điểm chung là các nghệ nhân đều sử dụng nước mắm CHIN-SU như một loại gia vị không thể thiếu.
Mang đến sự kiện món súp lươn xứ nghệ, nghệ nhân Hoàng Văn Tiến chia sẻ: “Bí quyết cho món súp lươn xứ Nghệ thêm ngọt lành, bổ dưỡng là ở việc chọn lươn và sử dụng thêm nước mắm CHIN-SU để nêm nếm cho thêm phần đậm đà.”
Nghệ nhân Hoàng Văn Tiến quảng diễn món súp lươn xứ Nghệ.
Tương tự, nghệ nhân Phan Tôn Gia Hiền cũng luôn sử dụng nước mắm CHIN-SU cho phần pha chế nước chấm của món ăn nem công chả phụng: “Tôi thường sử dụng nước mắm CHIN-SU cá cơm để pha nước chấm theo công thức: Một thìa nước mắm, một thìa đường phèn, một thìa nước chanh, năm thìa nước lọc.”
Nghệ nhân Phan Tôn Gia Hiền chia sẻ bí kíp pha chế nước chấm từ nước mắm CHIN-SU.
Trong nền ẩm thực Việt Nam, nước mắm chính là loại gia vị không thể thiếu, giúp nâng tầm và thổi hồn cho những món ăn. Nước mắm CHIN-SU được làm nên từ những đôi tay tỉ mỉ, trải qua quá trình sản xuất công phu để gói trọn tinh hoa của biển cả và tâm huyết của các nghệ nhân gửi trao đến từng căn bếp Việt, làm nên những món ăn hoàn hảo. Nước mắm CHIN-SU phù hợp để dùng cho quá trình chế biến của nhiều món ăn, như một nét chấm phá ấn tượng, tạo nên sự độc đáo khó quên cho ẩm thực Việt.
Nhãn hàng CHIN-SU chung tay góp phần nâng tầm ẩm thực Việt.
Đồng hành với VCCA tại “Hành trình tìm kiếm giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam”, CHIN-SU đã thổi hồn cho bức tranh sống động của ẩm thực đất Việt, từ đó “chung tay góp phần hoàn thiện bản đồ tinh hoa ẩm thực Việt Nam và quảng bá văn hóa ẩm thực Việt ra thế giới, qua đó xúc tiến du lịch nước nhà." - Đại diện CHIN-SU (Masan Consumer) chia sẻ.
Từ những nét phác thảo về bức tranh ẩm thực Việt Nam qua “Hành trình tìm kiếm giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam”, VCCA sẽ tiếp tục từng bước hoàn thiện "Bản đồ ẩm thực Việt Nam" vào năm 2024, tiến tới xây dựng "Bảo tàng ẩm thực Việt Nam" theo định hướng thực tế ảo 3D và bảo tàng ẩm thực thực tế phục vụ du khách tham quan trong và ngoài nước trong tương lai, góp phần đưa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia.